Mục tiêu: Mô tả thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, thực hiện trên 300 HSBA nội trú của 5 khoa lâm sàng đã ra viện và 3 cuộc phỏng vấn sâu, 3 cuộc thảo luận nhóm với một số nhân viên y tế, quản lý bệnh viện
Kết quả: Kết quả cho thấy tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 86,7%. 12,6% số tiểu mục nghiên cứu có tỷ lệ hồ sơ bệnh án đạt dưới 85%. Phần Tổng kết bệnh án tỷ lệ ghi đạt thấp nhất với 43%. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện sát sao; công tác đào tạo, tập huấn về ghi chép HSBA còn chưa được quan tâm; chưa có các chế tài xử lý vi phạm hay quy chế khen thưởng trong công tác ghi chép hồ sơ bệnh án là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án.
Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra kết quả tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt (trong đó điểm hồ sơ bệnh án ≥ 85% tổng điểm tối đa) của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 86,7%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hồ sơ đạt giữa số điều dưỡng chăm sóc với chất lượng ghi HSBA phần bệnh án và chất lượng ghi HSBA phần tổng kết bệnh án; giữa số ngày điều trị và chất lượng ghi HSBA phần tổng kết bệnh án; giữa số ngày điều trị (p < 0,05). Từ đó nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị giúp Bệnh viện cải thiện tốt hơn chất lượng hồ sơ bệnh án.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng động lực làm việc và phân tích một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện phỏng vấn qua bộ câu hỏi trên 115 bác sĩ tại các khoa, phòng thuộc khu vực lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện.
Kết quả: Tỷ lệ bác sĩ có động lực làm việc là 70,43%. Trong 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, tỷ lệ bác sĩ có động lực với yếu tố “Sức khỏe” là thấp nhất với 33,04%. Tìm thấy mối liên quan giữa động lực làm việc của bác sĩ với một số yếu tố: Tuổi; Thu nhập hằng tháng; Tình trạng hôn nhân; Là thu nhập chính trong gia đình.
Từ khóa: Động lực làm việc; Yếu tố liên quan; Bác sĩ; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo liên tục về cấp cứu cơ bản của bác sĩ tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện trên 203 bác sĩ thuộc các khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông từ tháng 05/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả và kết luận: 15,7% bác sĩ lâm sàng được tham gia đào tạo liên tục về cấp cứu cơ bản 84,4% trong số đó là được đào tạo ≥ 48 tiết. 100% các lớp đào tạo liên tục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành được tổ chức tập trung. Tất cả các khoá đào tạo đều phù hợp với nhu cầu và áp dụng vào công việc ở mức đồng ý và rất đồng ý.
1) Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.
2) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ CAHPS phiên bản tiếng Việt sẵn có theo hình thức phỏng vấn.
3) Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chung là 79,61%. Tỷ lệ người bệnh trải nghiệm tích cực cao ở các khía cạnh: khi nhập viện (92,7%), chăm sóc của điều dưỡng (82,1%), chăm sóc của bác sỹ (91,7%), chăm sóc của kỹ thuật viên (80,04%), máy móc, dụng cụ (94,3%), khi làm thủ tục thanh toán ra viện (95,5%), khi xuất viện (96,3%). Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chưa cao ở các khía cạnh: trông giữ xe (53,1%), môi trường bệnh viện (57,85%), quá trình điều trị (52,48%). Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú là người bệnh có thẻ BHYT, số lần điều trị, tình trạng khi xuất viện. trải nghiệm tích cực gấp 3,66 lần so với nhóm người bệnh không có thẻ BHYT, người bệnh điều trị từ lần 2 trải nghiệm tích cực gấp 2,99 lần so với nhóm điều trị lần đầu.
4) Kết luận: Trải nghiệm tích cực của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đạt 79,61%. Cần tập huấn giao tiếp ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh và tăng cường vệ sinh buồng bệnh.
Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh nội trú tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, thành phố Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 232 người bệnh điều trị nội trú của 3 khoa tại bệnh Bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm người bệnh nội trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thang điểm Likert 5 mức độ.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chung là 95,3%, điểm trung bình chung đạt 4,76 ± 0,32 điểm. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về môi trường – cơ sở vật chất của bệnh viện thấp nhất với 81,5%. Khoa Ngoại, tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực là 100%, điểm trung bình chung cao nhất 4,82 ± 0,20 điểm. Tỷ lệ trải nghiệm tích cực ở nhóm người bệnh có khả năng chi trả cao hơn nhóm người bệnh phải vay mượn.
Kết luận: Người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh có trải nghiệm tích cực về môi trường - cơ sở vật chất, chăm sóc của nhân viên y tế, thông tin trong điều trị với tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa khả năng chi trả với tỷ lệ trải nghiệm tích cực chung của người bệnh điều trị nội trú với OR = 5,169; 95%CI = 1,402-19,061.
Từ khóa: Trải nghiệm người bệnh, nội trú, bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh.
Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại 2 khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 208 người bệnh điều trị nội trú tại khoa Phẫu thuật Gan mật và khoa Ung bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức theo bộ công cụ được xây dựng và phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu Sức khỏe Hoa Kỳ CAHPS có sẵn phiên bản tiếng Việt đã được chuẩn hóa.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có trải nghiệm tích cực chung là 80,0%. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về khía cạnh khi nhập viện (98,6%) có tỷ lệ cao nhất và khía cạnh trong quá trình điều trị tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp nhất (67,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loại bệnh điều trị với trải nghiệm của người bệnh.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có trải nghiệm tích cực khá cao (80,0%), trong đó tỷ lệ trải nghiệm tích cực thấp hơn ở 2 khía cạnh: trong quá trình điều trị (67,5%) và khía cạnh xuất viện là (67,5%),, loại bệnh điều trị có liên quan đến trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú (với OR; 95%CI = 2,29; 1,0-5,1). Để nâng cao chất lượng của bệnh viện cũng như trải nghiệm của người bệnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đào tạo tập huấn về giao tiếp ứng xử cho nhân viên. Duy trì thường xuyên cập nhật kỹ thuật mới, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tốt hơn nữa hiệu quả điều trị. Đơn giản hóa thủ tục, hình thức thanh toán viện phí hạn chế tối đa thời gian chờ xuất viện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình khám, điều trị và thực hiện các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm người bệnh.
1) Mục tiêu: Mô tả sự sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023
2) Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 548 cán bộ/nhân viên y tế trực tiếp sử dụng, vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào công việc hiện tại trong thời gian từ 6/2023 đến 6/2024 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
3) Kết quả: Mức độ sẵn sàng chung là 3,84 ± 0,19 điểm. Điểm trung bình mức độ sẵn sàng chung theo chức danh nghề nghiệp là tương đương nhau. Điểm trung bình mức độ sẵn sàng chung cao nhất là cán bộ nhân viên khối cận lâm sàng. Tỉ lệ sẵn sàng chung trong nhóm nghiên cứu là 75,5%. Trong đó tỉ lệ sẵn sàng chung cao nhất ở nhóm kỹ thuật viên/ nhân viên văn phòng (85,9%), tỉ lệ sẵn sàng chung cao nhất ở khối hành chính (88,8%).
4) Kết luận: Tỉ lệ sẵn sàng và mức độ sẵn sàng ở cán bộ/nhân viên y tế về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là khá cao.
Từ khóa: sự sẵn sàng, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Mục tiêu: Đánh giá có hệ thống này điều tra các biện pháp can thiệp bằng âm nhạc được sử dụng trên thế giới để cải thiện tình trạng sức khoẻ tinh thần của Nhân viên y tế.
Nguồn dữ liệu: Pubmed
Tiêu chí bao gồm và loại trừ nghiên cứu: Các bài báo toàn văn bằng tiếng Anh đã được công bố tính đến 03/2024 nếu nghiên cứu đánh giá việc sử dụng can thiệp âm nhạc để cải thiện sức khoẻ tinh thần trên đối tượng Nhân viên y tế .
Trích xuất dữ liệu: Dữ liệu được trích xuất bằng bảng tính Excel, trích xuất độc lập các đặc điểm nghiên cứu, tần suất và loại tương tác âm nhạc, các biện pháp về tình trạng kiệt sức và kết quả của tình trạng kiệt sức (căng thẳng nghề nghiệp, ứng phó với căng thẳng và các triệu chứng liên quan như lo lắng).
Tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu và kết quả đã được tóm tắt, đánh giá chất lượng các nghiên cứu đưa vào tổng quan hệ thống bằng Thang điểm GRADE (Grading of Recommendations, Assessment, Development and Evaluation).
Kết quả: Sau khi tìm kiếm được 178 nghiên cứu, đọc toàn văn đưa 14 nghiên cứu vào tổng quan hệ thống trong đó có 2 nghiên cứu cắt ngang, 5 nghiên cứu thuần tập và 7 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Các nghiên cứu cắt ngang báo cáo về việc nhân viên y tế tự lựa chọn biện pháp đối phó với căng thẳng cá nhân là nghe nhạc, trong đó các hoạt động tập thể có tác dụng gắn kết và xây dựng môi trường làm việc lành mạnh nhưng không có tác dụng cải thiện triệu chứng cá nhân. Các nghiên cứu thuần tập và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng báo cáo về phương pháp can thiệp âm nhạc được sử dụng là Gõ ứng tấu, Sáng tác, Nghe nhạc tác động lên 2 nhóm triệu chứng chính: trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
Kết luận: Can thiệp bằng nghe nhạc chủ động và nghe nhạc kết hợp với 1 biện pháp khác (massage, thư giãn, thiền, Yoga,..) với nhịp độ 60-80 nhịp/phút có tác dụng giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng ở Nhân viên y tế.
Đặt vấn đề: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2022-2023 và một số yếu tố ảnh hưởng việc chuyển đổi số bệnh viện Nhi trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính áp dụng trên các đối tượng bao gồm số liệu thu thập theo bảng tiêu chí của Thông tư số 54/2017/TT-BYT (TT54/2017/TT-BYT), báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), nhân viên y tế và một số nhà quản lý đang làm việc tại bệnh viện Nhi trung ương. Kết quả: Bệnh viện đã trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và quản lý điều hành: có 15 máy chủ, 1256 máy tính, có 13 phân hệ phần mềm. Trong đó, phần mềm quản lý hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS) mới đạt mức 4, phần mềm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Comunication System – PACS) và phần mềm hệ thống thông tin xét nghiệm (Laboratory Information System – LIS) đã đạt và duy trì mức ‘Nâng cao’. Các nhóm tiêu chí có tỷ lệ đạt từ 87,5% đến 100% các tiêu chí nội dung. Thuận lợi lớn nhất là có sự quan tâm của Lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT. Khó khăn là định mức tài chính cho CNTT còn thấp và chưa có cơ chế để áp dụng theo giá dịch vụ y tế, thiếu nhân lực chuyên trách, hạ tầng CNTT chưa đồng bộ và hệ thống phần mềm chưa hoàn thiện. Kết luận: Hệ thống máy tính, máy in cơ bản đáp ứng đủ so với yêu cầu. Tuy nhiên, các trang thiết bị CNTT còn chưa đồng bộ, phần mềm còn chưa hoàn thiện, còn nhiều chỉ tiêu quan trọng bệnh viện chưa đạt được. Lợi ích mà CNTT mang lại được người sử dụng đánh giá cao.
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nghệ An từ tháng 09/2022 đến tháng 06/2023 nhằm đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên môn của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Phổi tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp với bộ công cụ là bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trên Google form với 120 điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng: Hồi sức tích cực - Chống độc, Cấp cứu, Khám bệnh, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Nội 4, Nội 5, Nhi, Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng. Số liệu sau khi thu thập được xử lý qua Excel và phân tích bằng phần mềm SPSS 23. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong năm 2020-2021, 85% điều dưỡng lâm sàng tham gia đào tạo liên tục ≥ 48 tiết trong 2 năm 2020, 2021. Các lớp đào tạo liên tục về chuyên môn tại Bệnh viện chủ yếu đào tạo bằng hình thức kết hợp lý thuyết và thực hành và tổ chức chủ yếu theo hình thức tập trung. 34,2% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo kỹ thuật Phụ giúp Bác sỹ đặt nội khí quản (đường miệng); 37,5% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo kỹ thuật Phụ giúp Bác sỹ sinh thiết màng phổi; 68,7% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo kỹ thuật Phụ giúp Bác sỹ chọc dịch não tuỷ. Không có mối liên quan giữa nhu cầu đào tạo với các yếu tố: tuổi, giới, khoa công tác, trình độ chuyên môn, vị trí công tác, tình trạng hôn nhân, thâm niên công tác trong ngành y và trong bệnh viện. Đa số ĐD đều muốn tham gia các khóa ĐTLT được tổ chức tại Bệnh viện, giảng viên tham gia ĐTLT đến từ bệnh viện tuyến trung ương, thời gian ĐTLT trên 3 ngày, hình thức tổ chức kết hợp lý thuyết với thực hành, phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm, tuỳ nội dung khoá ĐTLT mà hình thức tổ chức cho phù hợp và kinh phí 100% do Bệnh viện hỗ trợ. Các kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin và bằng chứng hữu ích cho bệnh viện trong xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo liên tục về chuyên môn phù hợp với điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện trong các năm tiếp theo.
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế (NVYT) về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế (CTRYT) tại bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La. 136 NVYT tham gia với bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Kết quả: 72,8% NVYT có kiến thức đạt về phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTRYT. NVYT có kiến thức đúng cao nhất về phân loại CTRYT (83,8%) và thu gom CTRYT (88,2%), một số nội dung NVYT có kiến thức đúng chưa cao như lưu giữ CTRYT (63,2%) và kiến thức chung về CTRYT (69,1%). NVYT có thái độ đạt chiếm tỷ lệ khá cao (77,9%). NVYT có thái độ tích cực về ảnh hưởng đến sức khoẻ của CTRYT đạt tỷ lệ cao nhất (99,3%), thấp nhất là thu gom theo biểu tượng của loại chất thải (77,2%). NVYT thực hành đạt thấp (66,9%), thấp nhất ở nội dung “Các vỏ chai, lọ thuốc thủy tinh thải bỏ phân loại vào túi/thùng màu đen”, “Hoá chất dùng trong xét nghiệm hoá sinh, vi sinh” (55,2%; 68,4%).
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của WHO năm 2019, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ chín với ước tính khoảng 1,5 triệu ca tử vong và 48% tổng số ca tử vong do bệnh đái tháo đường xảy ra trước 70 tuổi. Nghiên cứu: “Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 được điều trị ngoại trú bằng Metformin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022 và một số yếu tố liên quan” được tiến hành với 2 mục tiêu: (1). Mô tả tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo tháo đường type 2 được điều trị ngoại trú bằng Metformin tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022; (2). Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 được điều trị ngoại trú bằng Metformin tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích thực hiện trên 460 người bệnh là người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ type 2 được điều trị ngoại trú bằng Metformin tại Phòng khám Đái tháo đường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh chiếm 61,8%. Các yếu tố có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất là: quên uống thuốc (45,43%), cảm thấy bất tiện khi phải tuân thủ thuốc (40,65%).Tuân thủ hoạt động thể lực chiếm 26,7%; hoạt động thể lực nhẹ chiếm chủ yếu là 85%.Tuân thủ chế độ dinh dưỡng chiếm 70,9%; các yếu tố tuân thủ kém nhất là: ăn các thực phẩm ít chất béo (58,7%), giảm lượng thức ăn để giảm cân (33,7%).Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ chiếm 12,8%. 17,4% tuân thủ kiểm soát đường huyết ≥ 2 lần/ngày và 74,3% tuân thủ khám định kỳ (≥ 1 lần/tháng).
Tỷ lệ tuân thủ chung của người bệnh là 11,7%. Tuân thủ hoạt động thể lực và tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất.
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, kiến thức điều trị ĐTĐ, thời gian chờ đợi cho mỗi lần khám và lấy thuốc, thái độ NVYT, mức độ thường xuyên nhận thông tin nhắc nhở tuân thủ, sự hài lòng về hướng dẫn tuân thủ điều trị, thời gian phát hiện và điều trị ĐTĐ, biến chứng ĐTĐ (p<0,05).
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh bao gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, kinh tế hộ gia đình, thái độ của nhân viên y tế, mức độ thường xuyên nhận thông tin nhắc nhở tuân thủ, mức độ hài lòng về thông tin hướng dẫn tuân thủ điều trị, thời gian phát hiện ĐTĐ, thời gian điều trị ĐTĐ, bệnh lý kèm theo (p<0,05). Các yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh bao gồm: trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, kiến thức điều trị ĐTĐ, thời gian chờ đợi cho mỗi lần khám và lấy thuốc, thái độ NVYT, mức độ thường xuyên nhận thông tin nhắc nhở tuân thủ, thông tin hướng dẫn tuân thủ điều trị, biến chứng ĐTĐ (p<0,05). Các yếu tố liên quan đến tuân thủ tái khám và kiểm soát đường huyết của người bệnh bao gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, thu nhập, kinh tế hộ gia đình, kiến thức điều trị ĐTĐ, thời gian chờ đợi cho mỗi lần khám và lấy thuốc, thái độ NVYT, mức độ thường xuyên nhận thông tin nhắc nhở tuân thủ và mức độ hài lòng về thông tin hướng dẫn tuân thủ điều trị, bệnh lý kèm theo (p<0,05). Từ kết quả trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị: đối với bệnh viện cần cải tiến quy trình khám bệnh, cần tăng cường nhân lực phòng khám đái tháo đường, cần có phòng tư vấn riêng và có nhân viên y tế giữ liên lạc với người bệnh; đối với cán bộ y tế tại phòng khám: cần chú trọng nâng cao kỹ năng mềm; đối với người bệnh và gia đình: người bệnh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh và chế độ điều trị ĐTĐ type 2, tự ý thức mình trong việc tuân thủ điều trị ĐTĐ.
Trải nghiệm của người bệnh (TNNB) là sự tương tác của người bệnh với các dịch vụ cung ứng của các cơ sở y tế, bao gồm cả kế hoạch chăm sóc của cơ sở y tế so với thực tế, đến tương tác với các bác sĩ, điều dưỡng, và các nhân viên y tế khác trong bệnh viện, cả về thực hành của thầy thuốc và các cơ sở hạ tầng của bệnh viện. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được.6 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), COPD là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ ba trên thế giới. Với nhu cầu phát triển bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đặc biệt là khám chữa bệnh nội trú cho người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nghiên cứu: “Trải nghiệm của người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022 và một số yếu tố liên quan” được thực hiện với 2 mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022 và phân tích một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với đối tượng nghiên cứu là 250 người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/10/2022 đến tháng 30/11/2022. Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu của Trần Thị Diệp tại bệnh viện Thanh Nhàn. Kết quả cho thấy có 90,0% người bệnh có trải nghiệm tích cực về chất lượng dịch vụ chung tại bệnh viện và 88,3% người bệnh chắc chắn có quay lại hoặc giới thiệu bệnh viện đến người thân của họ. Yếu tố tích cực: Dịch vụ gửi xe tại viện tốt; Điều dưỡng và Bác sĩ có thái độ tốt; Phòng bệnh và phòng vệ sinh sạch sẽ; Nhân viên y tế cung cấp thông tin chi tiết về thuốc và thủ tục thanh toán. Yếu tố tiêu cực: Người bệnh chưa được giải thích đầy đủ về quy trình khám và sàng lọc Covid-19 khi nhập viện; Chất lượng đồ vải chưa được tốt; Người bệnh gặp khó khăn khi làm thủ tục thanh toán. Từ đó, Bệnh viện cần có biện pháp nâng cao chất lượng môi trường bệnh viện, đặc biệt là chất lượng đồ vải và giữ yên tĩnh môi trường bệnh viện; Đơn giản hóa các hình thức thanh toán viện phí; Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bệnh viện, đặc biệt đối với người bệnh khám cấp cứu; Nhân viên y tế cần tăng cường hỗ trợ khi người bệnh gặp phải khó khăn trong quá trình khám, nhập viện và thanh toán.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 342 lượt quan sát tại khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương năm 2023 nhằm mô tả thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ tuân thủ tất cảcác bước của quy trình vệ sinh tay ngoại khoa là 37,4%. Tỷ lệ tuân thủ bước 1: Làm ướt và đánh kẽ ngón tay đạt 82,2%; Bước 2: Rửa tay lần 1 đạt 49,4%; Bước 3: Rửa tay lần 2 đạt 85,4% và bước 4: Làm khô tay là cao nhất đạt 99,4%.
Phân tích kết quả trúng thầu thuốc tại ba bệnh viện hạng đặc biệt, Bệnh viện Bạch Mai (BVBM), Bệnh viện Trung Ương Huế (BVTWH), Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) năm 2021 cho thấy, 508 khoản mục thuốc trúng thầu tương ứng tổng giá trị 5.086.959 triệu đồng. Thuốc biệt dược gốc (BDG) với số khoản mục và tổng giá trị trúng thầu chiếm 20,9% và 35,2%. Không có sự chênh lệch giá các thuốc BDG trúng thầu giữa ba bệnh viện, giá BDG và generic nhóm 1 cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế có sự chênh lệch ở nhiều mức độ khác nhau, cao nhất là 16,1 lần. Khi thay thế BDG bằng generic nhóm 1 có cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế có trúng thầu 1 trong 3 bệnh viện, giá trị chênh lệch ghi nhận là 35.706 triệu đồng tỷ lệ chênh lệch 65,1% (95%CI: 50,4% - 79,9%).
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ về an toàn người bệnh (ATNB) của nhân viên y tế (NVYT) tại BVĐK Tỉnh Ninh Bình, năm 2021.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 343 NVYT được lựa chọn ngẫu nhiên, hiện đang làm việc trong BVĐK tỉnh Ninh Bình, từ tháng 11/2021 – 12/2021. Nghiên cứu sử dụng bộ thang đo SAQ phiên bản rút gọn năm 2006 của Đại học Texas được Việt hoá để đo lường thái độ ATNB. Nghiên cứ sử dụng OR, 95% CI để xác định mối liên quan giữa thái độ ATNB và một số yếu tố liên quan.
Kết quả: NVYT có tỷ lệ và điểm trung bình về thái độ ATNB cao nhất ở mục mục “Sự hài long công việc” (75,8%, 4,0 ± 0,6) và điều kiện làm việc (62,97%, 3,8 ± 0,6). Các NVYT có trình độ chuyên môn là sau đại học có điểm thái độ ATNB cao hơn gấp 6,8 lần (95% CI: 1,8 - 25,6) so với các đối tượng có trình độ chuyên môn là Đại học. Ngoài ra, NVYT tuyển dụng hợp động có thái độ ATNB cao hơn gấp 3,6 lần (95% CI: 1,4 - 9,2) so với NVYT thuộc biên chế.
Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra Bệnh viện nên đào tạo liên tục để củng cố thái độ ATNB của NVYT, nhất là nhóm biên chế và có trình độ đại học.
Mục tiêu: mô tả thực trạng hồ sơ bệnh án (HSBA) nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 300 HSBA ngẫu nhiên và 07 phỏng vấn sâu và 03 thảo luận nhóm với nhân viên y tế.
Kết quả: Tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 74,7%. Yếu tố cá nhân là nhận thức của NVYT về HSBA ảnh hưởng đến ghi chép HSBA; Công tác kiểm tra, giám sát; công tác bình bệnh án; chưa tổ chức được các buổi tập huấn hay hướng dẫn công tác làm HSBA; chưa có các chế tài phù hợp. Yếu tố hạn chế được chỉ ra là lưu lượng người bệnh đông, nguồn nhân lực; phần hành chính trong HSBA.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi chép HSBA của NVYT
- Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình năm 2021. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình năm 2021.
- Đối tượng: Người chăm sóc chính của bệnh nhi (người nhà bệnh nhi) điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình trong thời gian khảo sát.
- Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 245 người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình từ tháng 7/2021 đến tháng 04/2022. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi đánh giá trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ về các cơ sở y tế và hệ thống chăm sóc sức khoẻ (Consumer Assessment of Healthcare Providers and Systems – CAHPS) được phát triển bởi Cơ quan nghiên cứu chất lượng Y tế Mỹ (AHRQ).
- Kết quả: Đánh giá tổng thể về bệnh viện, tỷ lệ trải nghiệm tích cực của ngưười nhà bệnh nhi về bệnh viện đạt 54,7%. Kết quả phân tích cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đánh giá trải nghiệm tích cực chung với một số yếu tố: bệnh đang điều trị, tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh nhi, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình cảm hiện tại của bệnh nhi.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|