Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến giáp. Đối tượng: Nghiên cứu tiến hành trên 131 bệnh nhân chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp và chuyển tiếp điều trị xạ trị tại khoa Y học hạt nhân tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 12/2021 đến tháng 05/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bệnh nhân được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng BMI và PG-SGA và tự hoàn thành bộ câu hỏi EORTC QLQ - C30 đánh giá CLCS tại thời điểm trước khi xạ trị. Kết quả cho thấy: 6,9% bệnh nhân được đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ và vừa theo PG-SGA; 5,3% bệnh nhân nhẹ cân, 18,3% bệnh nhân thừa cân, béo phì theo BMI. điểm CLCS sức khỏe tổng quát trung bình là: 72,3 ± 14,6 (trên thang điểm 0 - 100, 100 điểm là tốt nhất). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố giới tính, đặc điểm mô bệnh học (thể nang, thể nhú) có ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến giáp với p <0,05.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 559 trẻ em dưới 2 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) tại bệnh viện Sản Nhi và bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan. Trẻ được cân đo nhân trắc và bà mẹ được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân, thấp còi, gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi mắc NKHHC lần lượt là 6,4%; 11,6% và 4,4%. Tỷ lệ SDD ở nông thôn cao hơn thành phố, tỷ lệ SDD thấp còi tăng dần theo nhóm tuổi: < 6 tháng 7,7%; 6-11 tháng 11,9%; 12 - 23 tháng 17,2% (p = 0,028). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD nhẹ cân gồm: sống ở nông thôn (OR = 3,6; 95%CI 1,1 - 12,1), sinh non <37 tuần (OR = 4,4; 95%CI 2,9 - 10,0), cân nặng sơ sinh thấp <2500g (OR = 4,8; 95%CI 2,1 - 11,1), ăn không đủ số lượng thức ăn mỗi bữa (OR=10,5; 95%CI 2,4-45,0) và ăn không đủ số nhóm thực phẩm (OR = 2,8; 95%CI 1,2 - 6,7). Yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi là ăn không đủ số lượng thức ăn mỗi bữa (OR = 2,7; 95%CI 1,4 – 5,3). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD gầy còm gồm: mẹ có trình độ PTTH trở xuống (OR=4,5;95%CI: 1,02 – 3,8); ăn không đủ số lượng thức ăn mỗi bữa (OR=2,7; 95%CI: 1,4 – 5,3). Do đó, cần thực hiện các giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ, từ đó giúp nâng cao sức khỏe, giảm số ngày nằm viện và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ em dưới 2 tuổi mắc NKHHC.
Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của học sinh tiểu học ở ba tỉnh miền
Bắc năm 2020” được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của học sinh tiểu học ở
ba tỉnh miền Bắc năm 2020.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh
tiểu học năm 2020
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tiểu học hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 487 học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại tỉnh Điện Biên, Hà Nam, Thái Nguyên năm 2020 nhằm khảo sát TTDD của trẻ. Học sinh được xác định cân nặng, chiều cao để tính chỉ số Z-score. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm, thấp còi và TC-BP ở 3 tỉnh lần lượt là 5,5%, 15,6% và 24,2%. Học sinh nam có tỷ lệ bị TC-BP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ (p<0,01). So với học sinh nam, học sinh nữ có gia tăng cân nặng và chiều cao vượt trội ở thời điểm 8 tuổi. Kết luận: Học sinh tiểu học ở 3 tỉnh miền Bắc đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Học sinh nữ từ thời điểm 8 tuổi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để phát triển được tối đa tiềm năng về tầm vóc cũng như hạn chế các nguy cơ của SDD và TC-BP ở giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lao động nhập cư tại một cơ sở sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của người lao động nhập cư tại một cơ sở sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
Học sinh lứa tuổi tiểu học từ 6-11 tuổi thuộc giai đoạn tiền dậy thì, ở giai đoạn này trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh về cả thể lực, tầm vóc và trí tuệ và cũng là giai đoạn cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển nhảy vọt trong giai đoạn dậy thì sau đó. Nếu trong giai đoạn này trẻ bị thừa cân hay béo phì (TC-BP) hoặc suy dinh dưỡng (SDD) sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng học tập, sinh hoạt, sáng tạo, gây tổn thất lớn về kinh tế, gia đình và xã hội.1 Bên cạnh đó tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của trẻ.2,3 Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng tới thể chất và chiều cao khi trưởng thành, ở phụ nữ sẽ gây hậu quả xấu tới sức khỏe sinh sản. Thừa cân béo phì cũng là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và là nguy cơ xuất hiện béo phì ở tuổi trưởng thành, tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường… và một số bệnh ung thư. Béo phì còn dẫn tới tăng trưởng sớm, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, giảm kết quả học tập.4
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển kéo theo đó có rất nhiều sự thay đổi về cả đời sống và tinh thần của người dân, một trong những thay đổi đó là “gánh nặng kép” về mặt dinh dưỡng.5 Theo kết quả khảo sát tình hình dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á từ năm 2010-2012 cho thấy: Ở Việt Nam tỉ lệ SDD thấp còi ở lứa tuổi 5-10 tuổi là 26,7% và có tới 29% trẻ trong tình trạng TC-BP ở thành thị, 5% là ở nông thôn6. Tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) năm 2020 còn 14,8% (năm 2010 là 23,4%). Tỉ lệ TC-BP của trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.7 Tỉ lệ SDD hay TC-BP ở trẻ có sự khác biệt rất rõ rệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn, năm 2011 tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 8,9% và 17,7% cho khu vực thành thị và nông thôn.6 Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ 5 –10 tuổi giảm từ 24,2% xuống còn 13,8% và 25,0% cho khu vực thành thị và nông thôn.6 Tỉ lệ SDD thể gầy còm ở học sinh tiểu học năm 2009 là 16,8%, đến năm 2011 tỉ lệ này là 9,6% và 13,7% cho khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2000, kết quả điều tra tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ TC-BP ở học sinh tiểu học tại Hà Nội là 10% và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 12%8 đến năm 2009 tỉ lệ này 8,5% ở trẻ 5-10, trong đó trẻ béo phì 18,3% và miền núi là 6,9%.7 Hầu hết các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học được thực hiện tại các tỉnh, thành phố lớn hoặc các vùng miền núi. Trong khi đó huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là một địa phương vùng nông thôn, có địa hình phức tạp bao gồm cả vùng núi và đồng bằng, nền kinh tế ở mức trung bình và tình trạng dinh dưỡng của học sinh đặc biệt là học sinh từ 6-8 tuổi ở đây vẫn chưa được quan tâm. Câu hỏi đặt ra là hiện nay tình trạng dinh dưỡng, tần suất tiêu thụ thực phẩm của học sinh từ 6-8 tuổi ở huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình như thế nào? Có thể có các yểu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh 6-8 tuổi ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình? Để trả lời cho những câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở học sinh từ 6-8 tuổi tại một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, tần suất tiêu thụ thực phẩm của học sinh từ 6-8 tuổi tại một số xã của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6-8 tuổi tại một số xã huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình năm 2020.
Mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2021-2022.
2. Phân tích mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2021-2022.
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị. Nghiên cứu cắt ngang trên 150 người bệnh, tuổi trung bình 53,3 ± 9,15. Kết quả theo PG-SGA có 78,6% người bệnh có suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ suy dinh dưỡng (PG-SGA B 47,3%, PG-SGA C 31,3%). PG-SGA B, PG-SGA C chiếm tỷ lệ cao ở ung thư vòm-mũi họng, thanh quản-hạ họng, khoang miệng (p = 0,016), giai đoạn nặng III, IV (p = 0,013), người bệnh điều trị hóa xạ trị đồng thời (p < 0,01). Cân nặng, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân, albumin, hemoglobin giảm dần theo mức độ trầm trọng SDD (p < 0,05). Ngoài ra, tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ tới chất lượng cuộc sống (p < 0,05). Người bệnh ung thư đầu cổ dễ bị suy dinh dưỡng trong quá trình xạ trị, vì vậy tình trạng dinh dưỡng nên được sàng lọc, đánh giá và can thiệp trong quá trình điều trị.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dân tộc H’Mông dưới 5 tuổi tại hai xã Dế Xu Phình và La Pán Tẩn thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2022 và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định tính và định lượng trên 437 trẻ em sinh sống tại hai xã. Kết quả cho thấy có 59% trẻ có suy dinh dưỡng thấp còi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và thấp còi có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, thấp nhất ở nhóm 0 - 12 tháng tuổi (34,3%). Nhóm 25-36 tháng tuổi có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất (75,4%). Các yếu tố liên quan đến nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi là: Trình độ học vấn của mẹ, thiếu đa dạng thực phẩm do vấn đề kinh tế và thực hành bú mẹ tới 24 tháng tuổi. Để cải thiện dinh dưỡng cần tiếp tục cải thiện chất lượng của các cơ sở y tế tuyến xã, hỗ trợ kiến thức về sinh kế và sản xuất cho các hộ gia đình; hợp tác, hỗ trợ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội và y tế được thực hiện tại địa phương.
Nghiên cứu cắt ngang trên 400 công nhân mỏ từ 20 đến 50 tuổi tại công ty Than Quảng Ninh. Sử dụng bộ câu hỏi điều tra nhân trắc và phương pháp hỏi ghi 24h để điều tra khẩu phần.
Kết quả: Công nhân mỏ than có 15,5 % thừa cân, 0,5% béo phì, thiếu năng lượng trường diễn ở đối tượng nghiên cứu là 2%. Mức năng lượng khẩu phần ăn trung bình cả ngày của công nhân tham gia nghiên cứu là 2825,4 ± 276,6 Kcalo. Trong đó, mức tiêu thụ protein là 104,7 ± 12,6g, protein động vật là 51,0 ± 10,7g, lipid là 66,6 ± 8,3g, lượng lipid thực vật chiếm 22,6 ± 2,3g, glucid là 451,9 ± 55,4g. Tỉ lệ protein: lipid: glucid khẩu phần tương ứng là 14,8: 21,3: 63,9. Đáp ứng nhu cầu năng lượng khuyến nghị đạt 102,2%, các chất sinh năng lượng đều cao hơn nhu cầu khuyến nghị với tỉ lệ protid: lipid và glucid lần lượt là: 153,4%: 101,1%và 122,1%.
Nghiên cứu trên 340 cặp trẻ sơ sinh và bà mẹ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh:
- Cân nặng và chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh lần lượt là:
3102±459 gam, 49,5±2 cm.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và thấp còi lần lượt là 14,1% và 12,3%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh:
* Các yếu tố thuộc về bà mẹ:
- Tuổi, chiều cao, tình trạng thiếu máu và albumin huyết thanh của bà mẹ liên quan chặt chẽ tới tình trạng nhẹ cân sơ sinh.
- Tuổi, chiều cao, tình trạng thiếu máu và tiền sử sinh non của bà mẹ liên quan chặt chẽ tới tình trạng thấp còi sơ sinh.
* Yếu tố thuộc về trẻ:
- Tuổi thai khi sinh là yếu tố liên quan tới tình trạng sơ sinh nhẹ cân và thấp còi. Tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ nhẹ cân và thấp còi khi sinh của trẻ càng lớn.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2021; Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2021.
Đối tượng: Người bệnh được chẩn đoán THA điều trị nội trú tại khoa Nội, Trung tâm y tế Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: - 20,2% thừa cân béo phì, 15,5% thiếu năng lượng trường diễn theo BMI; Tỷ lệ người bệnh có tỷ số vòng eo/ vòng mông lớn 64,2%; Theo phân loại SGA: 79,6% có SGA-A, 19,4% có SGA-B và 1,0% có SGA-C; tỷ lệ người bệnh không đạt mức bình thường của các chỉ số glucose máu đói, triglycerid, cholesterol, LDL-C, HDL-C lần lượt là 30,6%, 54,4%, 54,9%, 74,1%, 12,4%; Năng lượng trung bình 1437,9 kcal, tỷ lệ người bệnh không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, protein, lipid, glucid lần lượt là 74,1%, 40,4%, 82,9%, 60,1%; Nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì có ý nghĩa thống kê (p<0,05): hoạt động thể lực, loại hình hoạt động thể lực đi bộ, dưỡng sinh, mức độ luyện tập, tỷ lệ protein khẩu phần.
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 trên 426 sinh viên Y đa khoa (từ năm nhất đến năm 6) đang học tại khoa Y trường đại học Buôn Ma Thuột nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình ở nam là 170,0±5,8 cm, ở nữ là 157,5±5,3 cm; cân nặng trung bình ở nam là 65,0±11,9 kg, ở nữ là 49,9±7,4 kg; BMI trung bình ở nam là 22,5±3,7 kg/m2, ở nữ là 20,1±2,7 kg/m2. Tỷ lệ sinh viên bị thiếu năng lượng trường diễn là 20% trong đó sinh viên nam là 4.2% và sinh viên nữ là 15.7%. Tỷ lệ sinh viên bị thừa cân/béo phì chung là 10.33% trong đó sinh viên nam là 7.5% và sinh viên nữ là 2.8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên là điều kiện kinh tế gia đình, trình độ học vấn của mẹ và tần suất tiêu thụ thực phẩm như cá nạc, sữa.
Mục tiêu: 1.Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh trung học phổ thông tại một huyện tỉnh Sơn La, năm 2020. 2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh trung học phổ thông tại một huyện tỉnh Sơn La, năm 2020.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Học sinh THPT từ khối 10 đến khối 12 (từ 15–17 tuổi); Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu:
1. Tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh tại hai trường THPT Cò Nòi và Mai Sơn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- Tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh THPT Cò Nòi và Mai Sơn từ 15-17 tuổi là 11,8%; SDD thấp còi mức độ TB là 11,0%; mức độ nặng là 0,8%.
- Tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh nữ là 14,3% cao hơn học sinh nam là 9,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong đó học sinh nữ thuộc lớp tuổi 17 có tỷ lệ SDD thấp còi là 18,9%, cao hơn học sinh nữ thuộc lớp tuổi 15 và 16 lần lượt là 9,8% và 14,6% (p<0,05).
- Học sinh người dân tộc H’mông có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất chiếm 37,3%; học sinh người dân tộc Kinh có tỷ lệ SDD thấp còi thấp nhất là 9,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của học sinh.
- Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng SDD thấp còi ở học sinh với giới tính của học sinh, tuổi và hoạt động thể lực; và dân tộc của người mẹ.
- Học sinh có mẹ là người dân tộc thiểu số có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,69 lần học sinh có mẹ là dân tộc Kinh (p < 0,05).
- Nữ giới có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,68 lần nam giới (p < 0,05).
- Học sinh không hoặc ít hoạt động thể lực có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 2,32 lần những học sinh hoạt động thể lực mức TB trở lên (p < 0,01).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 421 người bệnh ĐTĐ type 2 từ ≥ 20 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Đánh giá theo phân loại của Văn phòng tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có TTDD bình thường theo BMI là 46,8%; thừa cân, béo phì (TCBP) là 53,2%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì (TCBP) ở nam giới là 56,3% cao hơn so với nữ giới 49,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng TCBP có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): Nhóm vòng eo/vòng mông cao có nguy cơ TCBP cao gấp 2,55 (95%CI: 1,08 – 6,05) lần so với nhóm vòng eo/vòng mông bình thường. Nhóm kinh tế khá/giàu có nguy cơ TCBP cao gấp 3,04 (95%CI: 2,04 – 4,55) lần so với nhóm kinh tế nghèo/trung bình.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện năm 2020-2021 nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của 2452 học sinh từ 11-14 tuổi tại 6 trường THCS thuộc hai quận nội thành Hà Nội. Số liệu được thu thập bằng phương pháp cân đo trực tiếp tại trường học.
Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của học sinh là 0,9%, gầy còm là 2,7%. Tỷ lệ thừa cân là 25,2%, giảm dần theo tuổi từ 11-14 tuổi lần lượt là 28,4%; 27,9%; 20,9%;17,8% (p<0,05). Tỷ lệ thừa cân ở trẻ nam cao hơn ở trẻ nữ (28% và 22,1%) với p<0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân giữa quận Ba Đình và quận Long Biên (26,1% và 24,3% với p>0,05). Tỷ lệ béo phì là 13,2% cũng giảm dần theo tuổi từ 11-14 lần lượt là 21%;13,1%;7,7%;7,3% với p<0,05; ở trẻ nam cao hơn ở trẻ nữ (19,9% và 5,6%) với p<0,05; Có sự khác biệt về tỷ lệ béo phì giữa 2 quận, quận Ba Đình cao hơn quận Long biên (15,7% và 10,6%) với p<0,05. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì như độ tuổi, giới tính, địa điểm (p<0,05)..
Một số thói quen ăn uống của học sinh: 67,8% ăn 3 bữa trên ngày; 81,8% thường xuyên ăn sáng; 54,8% luôn luôn và thường xuyên cho mắm muối vào đồ ăn; từ 51,7% đến 73,5% có thói quen giúp giảm lượng muối ăn; 46,7% ăn quà vặt ngoài cổng trường.
Tần suất tiêu thụ một số thực phẩm trong 30 ngày qua của học sinh: Tần suất tiêu thụ một số thực phẩm ≥ 1 lần trên ngày khá cao như: 39,2% với nước ngọt có ga/nước ngọt đóng chai; 12,7% với bia, rượu đồ uống có cồn; 18,1% với các loại phủ tạng động vật; 30,4% với mỳ ăn liền; 34,1% với đồ ngọt. Trong khi với các loại rau củ là 79,7%, các loại quả chín là 77%.
Tỷ lệ học sinh HĐTL đủ theo hướng dẫn tiêu chuẩn của WHO (≥60 phút/ngày, tất cả các ngày trong tuần) là 39,4%. Trong khi đó, có tới 60,6 % học sinh thiếu HĐTL theo hướng dẫn. Trong những học sinh thiếu HĐTL ở học sinh nữ cao hơn ở học sinh nam lần lượt là 44,2% và 38,3%(p<0,05); giảm dần độ tuổi từ 11-14. Thời gian hoạt động tĩnh trong ngày >3 giờ là 39%; ≤3 giờ là 61%; không có sự khác biệt về thời gian ngủ ở học sinh nam và học sinh nữ. Thời gian ngủ đêm trên ngày học sinh ngủ nhỏ hơn 8 giờ chiếm 46,4%; ¬¬¬từ 8-10 giờ là 50,7%; lớn hơn 10 giờ là 2,9%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa HĐTL, thời gian hoạt động tĩnh, thời gian ngủ tối với tình trạng TC, BP của học sinh.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 91 người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 nhằm 2 mục tiêu: mô tả tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và tình trạng hạ canxi huyết thanh của người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuât tại bệnh viện đại học y hà nội; và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và tình trạng hạ canxi huyết thanh của người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Không phải suy dinh dưỡng mà thừa cân, béo phì và tăng cân mới là vấn đề dinh dưỡng cần quan tâm ở người bệnh UTTG. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh UTTG chỉ chiếm 6,6% theo BMI; trong khi đó tỷ lệ thừa cân béo phì là 28,6%; có 28,6% tăng cân trong 1 tháng trước và 33% tăng cân trong 6 tháng trước. - Về thói quen ăn uống: người bệnh UTTG thường xuyên tiêu thụ một số nhóm thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp đã được nghiên cứu như: thịt đỏ (với 67% thường xuyên tiêu thụ); thực phẩm chiên rán (60,5%); thực phẩm qua chế biến (26,7%); nhóm thực phẩm giàu goitrogens như rau họ cải (80,2%); đậu tương và các chế phẩm (39,5%). Ngược lại, người bệnh UTTG có thói quen tiêu thụ ít các nhóm thực phẩm có lợi và được khuyến cáo sử dụng như: cá và hải sản (15,1% sử dụng thường xuyên); hạt và quả hạch (3,5% sử dụng thường xuyên); ngũ cốc nguyên hạt (3,5% sử dụng thường xuyên); rau củ giàu beta caroten (9,3% sử dụng thường xuyên). Mặc dù phần lớn người bệnh đã sử dụng muối bổ sung iod trong chế biến món ăn (95,4%) nhưng phần lớn lại cho muối ngay từ đầu hoặc khi đang nấu – làm giảm hàm lượng iod trong thực phẩm. Có 27,5% hạ canxi huyết thanh sau phẫu thuật. Trong đó, 47,6% ở nhóm phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp và 10,2% ở nhóm phẫu thuật 1 thùy tuyến giáp. Nồng độ canxi huyết thanh sau phẫu thuật thấp hơn trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (trung bình là 2,14 ± 0,12 mmol/l so với 2,31 ± 0,08 mmol/l). Một số yếu tố liên quan tới tình trạng hạ canxi huyết thanh sau phẫu thuật bao gồm: có di căn hạch (OR = 2,6; p<0,05); phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp (OR = 8,0; 95%CI: 2,4 – 27,2; p<0,01); bổ sung Vitamin D trước phẫu thuật (6,7% hạ canxi huyết thanh so với 31,6%; p=0,04); giảm PTH (1,7 ± 1,3 pmol/L ở nhóm hạ canxi so với 2,6 ± 0,9 pmol/L ở nhóm không hạ; p=0,0006); giảm 25(OH)D3 (19,1 ± 3,1 ng/ml so với 24,6 ± 12,5 ng/ml; p=0,04); nồng độ albumin (39,5 ± 6,9 g/l so với 40,0 ± 2,4 g/l; p=0,03). Nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan trung bình giữa nồng độ 25(OH)D3 và nồng độ canxi huyết thanh sau phẫu thuật với r = 0,46, p<0,05. Ngược lại, nhóm phẫu thuật cắt 1 thùy tuyến giáp không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hai chỉ số này với p>0,05. Nồng độ PTH sau phẫu thuật có mối tương quan trung bình với nồng độ canxi huyết thanh sau phẫu thuật với hệ số tương quan là r = 0,38; p = 0,0002.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá hiệu quả sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng đường uống đối với các chỉ số nhân trắc ở trẻ 24-59 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng gầy còm tại Thái Nguyên.
2. Đánh giá hiệu quả sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng đường uống đối với tình trạng biếng ăn, nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 24-59 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng gầy còm tại Thái Nguyên.
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ từ 24 tháng đến 59 tháng tuổi tại trường mầm non của địa bàn nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng (thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và đánh giá trước – sau can thiệp) để kiểm tra giả thuyết về việc sử dụng sản phẩm sữa uống dinh dưỡng đối với cải thiện chỉ số (cân nặng, chiều cao và tình trạng SDD nhẹ cân, gầy còm); cũng như trạng biếng ăn, và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ 24- 59 tháng tuổi sau 3 tháng can thiệp.
Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian nghiên cứu 3 tháng trên 603 trẻ từ 24- 59 tháng tuổi có chỉ số WHZ<-1 cho thấy:
1. Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đường uống cải thiện mức tăng cân nặng, tăng chiều cao và chỉ số nhân trắc dinh dưỡng so với nhóm chứng.
- Trẻ sử dụng sản phẩm dinh dưỡng ở nhóm can thiệp tăng cân nặng, chiều cao khác biệt có YNTK ngay sau 1 tháng can thiệp và tiếp tục duy trì sau 2,3 tháng sau can thiệp so với nhóm chứng (p< 0,001). Số cân nặng trung bình tăng sau 3 tháng là (1,07 ± 0,49 kg)và chiều cao trung bình tăng (2,01 ± 0,63 cm) khác biệt có YNTK so với cân nặng trung bình tăng (0,71 ± 0,46 kg), chiều cao trung bình tăng (1,64 ± 0,55 cm) với p < 0,001 ở nhóm chứng.
- Trẻ sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đường uống ở nhóm can thiệp tăng chỉ số Zscore CN/T, Zscore CC/T, Zscore CN/CC (p< 0,001) khác biệt có YNTK ngay sau 1 tháng can thiệp và tiếp tục duy trì sau 2 và 3 tháng sau can thiệp so với nhóm chứng. Sau 3 tháng can thiệp thay đổi Zscore CN/T 0,33 ± 0,27; Zscore CC/T (0,02 ± 0,16); Zscore CN/CC 0,48 ± 0,38) cao hơn có YNTK so với nhóm chứng sự thay đổi chỉ số Zscore CN/T (0,14±0,27); Zscore CC/T (-0,06±0,13); Zscore CN/CC (0,28±0,43) với p< 0,001.
- Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đường uống ở nhóm can thiệp tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD gầy còm giảm khác biệt có YNTK ngay sau 1 tháng can thiệp và tiếp tục duy trì sau 2 và 3 tháng sau can thiệp so với nhóm chứng (p< 0,01) Sau 3 tháng can thiệp tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD gầy còm giảm từ 42,2 % xuống còn 15,1% cải thiện có YNTK so với nhóm chứng tương ứng 40,7% xuống 25,9% sau can thiệp với p< 0,01.
2.Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đường uống cải thiện tình trạng biếng ăn và nhiễm khuẩn hô hấp trên.
- Cải thiện tình trạng biếng ăn: Sau 3 tháng can thiệp các triệu chứng liên quan đến biếng ăn như tỷ lệ trẻ bỏ thừa thức ăn bữa chính, biểu hiện sợ ăn/ từ chối ăn/ ngậm lâu, biểu hiện không ăn hết ½ số thức ăn ở nhóm can thiệp đều giảm có YNTK so với nhóm chứng (p< 0,05). Tình trạng biếng ăn từ 66,8% xuống còn 47,2% ở nhóm can thiệp đã giảm khác biệt có YNTK so với nhóm chứng từ 72,8 % xuống 57,9% (p < 0,01)
- Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp: Tỷ lệ trẻ bị ho, sốt, sổ mũi giữa nhóm chứng không có sự khác biệt có YNTK so với nhóm can thiệp (c2-test, p>0,05). Tỷ lệ trẻ bị sổ mũi nhóm can thiệp giảm từ 53,8% giai đoạn T0 xuống là 46,2% khác biệt có YNTK (Mc Nemar- test, p <0,01). Tương tụ tỷ lệ trẻ bị sốt nhóm can thiệp và nhóm chứng giảm thời điểm 3 tháng so với ban đầu khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mc Nemar- test, p <0,01).
Mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi mắc bệnh tim mạch tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2021-2022.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi mắc bệnh tim mạch tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2021-2022.
Đối tượng: Tất cả bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên nhập viện tại khoa Nội - Lão khoa - Tim mạch có bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2021-2022.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện đến khi đủ cỡ mẫu.
Kết quả chính:
- Phân loại TTDD theo BMI: thiếu năng lượng trường diễn (CED): 15,2%, bình thường: 72,5% và thừa cân, bép phì: 12,3%.
- Phân loại TTDD theo MNA: có nguy cơ dinh dưỡng: 56,7% và không có nguy cơ dinh dưỡng: 43,3%.
- Phân loại TTDD theo NRS-2002: có nguy cơ dinh dưỡng: 47,8% và không có nguy cơ dinh dưỡng: 52,2%.
- Năng lượng trung bình khẩu phần: 1537kcal (nam giới: 1617kcal, nữ giới: 1477kcal).
- Tính cân đối của khẩu phần: P : L : G = 13,3 : 11,0 : 75,7
- Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng năng lượng khẩu phần đến phân loại TTDD theo cả MNA và NRS-2002.
- Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, sống cùng người than, số lượng bệnh lý mắc phải, sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thuốc lào và tập luyện thể lực đến phân loại TTDD theo cả MNA và NRS-2002.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên tổng số 120 người bệnh. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng trước phẫu thuật theo BMI là 3,3%; theo SGA là 15,8%. Sau phẫu thuật tùy thuộc phương pháp điều trị, người bệnh sẽ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sonde, đường miệng. Năng lượng khẩu phần người bệnh trước phẫu thuật là 1.472 kcal/ngày. Sau phẫu thuật, ngày thứ nhất năng lượng trung bình trong khẩu phần là 802,8 kcal và tăng dần các ngày, đến ngày thứ bảy là 1389,3 kcal; Protein, Lipid, Glucid trong khẩu phần ngày thứ nhất lần lượt là 35,8g, 28g, 78,3g, ngày thứ bảy lần lượt là 72,3g, 49,2g, 180,2g. Sau khi phẫu thuật 7 ngày, người bệnh có chỉ số BMI giảm chiếm tỷ lệ 51,7%; có chỉ số BMI không thay đổi chiếm 25%; có chỉ số BMI tăng chiếm 23,3%. Kết luận: Ở người bệnh phẫu thuật hàm mặt, tỷ lệ người bệnh bị sụt cân khá cao, cần can thiệp dinh dưỡng tích cực cho đối tượng này.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 325 người bệnh ĐTĐ type II từ ≥ 20 tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị. Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh thừa cân, béo phì theo BMI (phân loại theo WRPO) cao lần lượt là 24,3% và 9,8%. Tỷ lệ người bệnh CED là 4,0 %. Tỷ lệ nữ giới có VE cao (43,5%) cao hơn nam giới (12,9%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ chỉ số VE/VM cao ở nữ giới (90,2%) cao hơn tỷ lệ chỉ số VE/VM cao của nam giới (45,9%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Glucose máu lúc đói đạt theo khuyến cáo của ADA 2015 là 29,5%. Kiểm soát được HbA1C < 7,0%, triglycerid, HDL-C, LDL-C lần lượt là: 32,6%; 51,4%; 58,2%; 74,2%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0.05): Người bệnh ĐTĐ có chỉ số VE/VM cao có nguy cơ TCBP cao hơn người có chỉ số VE/VM bình thường với OR=3,6 (95%CI: 2,2-6,1). Người bệnh ĐTĐ có mắc rối loạn chuyển hoá lipid có nguy cơ gặp tình trạng TCBP cao gấp 3,2 lần so với những người không mắc bệnh OR=3,2 (95%CI: 1,6-6,5).
* Mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2020.
* Đối tượng:
- Trẻ em từ 24-59 tháng tuổi thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ:
Trong đó:
- n: số đối tượng cần điều tra.
- p: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em < 5 tuổi tại tỉnh Tuyên Quang năm 2018 là 25,3%6.
- d: khoảng sai lệch chấp nhận được về tỷ lệ suy dinh dưỡng từ nghiên cứu so với tỷ lệ của cộng đồng. Chọn d = 0,05.
- : ở mức ý nghĩa thống kê 95% = 0,05.
- Z(1-/2¬): giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị = 0,05 là 1,96.
- Thay vào ta được n=291. Tính toán ta được cỡ mẫu tối thiểu là 291 trẻ/cụm x 10 cụm/trường làm tròn 2910 trẻ. Thực tế đã điều tra 2929 trẻ.
2.3.2.2. Cách chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Theo nhiều giai đoạn
- Chọn tỉnh, huyện nghiên cứu: Từ tình hình thực tế trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng chọn có chủ đích huyện Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang.
- Chọn trường/xã: Chọn chủ đích 10 trường mầm non trong số 28 trường/xã của huyện (trường Tứ Quận, Lang Quán, Tiến Bộ, Thái Bình, Tân Long, Thắng Quân, Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê) bao quanh thành phố Tuyên Quang.
- Chọn đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ trẻ 24 – 59 tháng tuổi đang theo học tại trường.
- Kết quả chính:
1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2020.
- Các số đo nhân trắc trung bình của trẻ: cân nặng trung bình trẻ trai 24-35 tháng tuổi là 12,3 ± 1,38 kg và trẻ gái là 11,9 ± 1,34 kg; chiều cao trung bình trẻ trai là 88,0 ± 3,67 cm và chiều cao trung bình trẻ gái là 87,3 ± 4,08 cm. Cân nặng trung bình trẻ trai 36-47 tháng tuổi là 14,2 ± 1,71 kg và trẻ gái là 13,5 ± 1,63 kg; chiều cao trung bình trẻ trai là 95,6 ± 4,19 cm và chiều cao trung bình trẻ gái là 93,9 ± 3,77 cm. Cân nặng trung bình trẻ trai 48-59 tháng tuổi là 16,0 ± 2,21 kg và trẻ gái là 15,4 ± 2,17 kg; chiều cao trung bình trẻ trai là 102,6 ± 4,61 cm và chiều cao trung bình trẻ gái là 101,3 ± 4,48 cm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ số cân nặng và chiều cao theo từng nhóm tuổi ở trẻ trai và trẻ gái (p<0,001).
- Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 6,9% (SDD thể nhẹ cân mức độ vừa 6,6%; SDD thể nhẹ cân mức độ nặng 0,3%); SDD nhẹ cân cao nhất là trẻ có mẹ là người dân tộc Cao Lan (8,8%), Dao (8,2%); trẻ thuộc hộ kinh tế nghèo và cận nghèo 13,4%. Tỷ lệ SDD thấp còi là 14,2% (SDD thể thấp còi mức độ vừa 12,6%, mức độ nặng 1,6%), ở ngưỡng trung bình có YNSKCĐ. Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là trẻ có mẹ là người dân tộc Dao là 17,5%; trẻ thuộc hộ kinh tế nghèo và cận nghèo 21,9%; đồng thời cao nhất là ở trường Lang Quán (20,8%) tiếp theo là trường Nhữ Hán (18,2%). Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 1,8% (SDD thể gầy còm mức độ vừa 1,6%, mức độ nặng 0,2%). Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 1,9%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2020.
- SDD nhẹ cân: Những trẻ thuộc hộ gia đình “nghèo và cận nghèo” có nguy cơ SDD nhẹ cân cao gấp 2,14 lần những trẻ hộ gia đình kinh tế “bình thường” (p<0,001). Những trẻ có mẹ nghề nghiệp “làm ruộng” có nguy cơ SDD nhẹ cân cao gấp 1,67 lần những trẻ có mẹ làm nghề nghiệp khác (p<0,01). Những trẻ có cân nặng sơ sinh <2500g có nguy cơ SDD nhẹ cân cao gấp 2,98 lần những trẻ có cân nặng sơ sinh ≥ 2500g (p<0,001).
- SDD thấp còi: những trẻ thuộc hộ gia đình “nghèo và cận nghèo” có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,62 lần những trẻ hộ gia đình kinh tế “bình thường” (p<0,01). Những trẻ có mẹ nghề nghiệp “làm ruộng” có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,54 lần những trẻ có mẹ làm nghề nghiệp khác (p<0,001). Những trẻ có cân nặn
I. Mục Tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh 15 – 18 tuổi ở một số trường trung học phổ thông, tỉnh Điện Biên năm 2020.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành dinh dưỡng của học sinh
15 – 18 tuổi ở một số trường trung học phổ thông, tỉnh Điện Biên năm 2020.
II. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh từ 15 – 18 tuổi đang học tại 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng là học sinh có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tại 6 trường THPT tỉnh Điện Biên.
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Học sinh mắc bệnh hoặc gặp vấn đề về sức khỏe không tham gia được nghiên cứu.
- Học sinh có các dị tật (dị tật bẩm sinh chân, cột sống, chấn thương cắt cụt chi, gù vẹo cột sống, trẻ bó bột…) ảnh hưởng đến nhân trắc (chiều cao, cân nặng).
- Học sinh vắng học trong thời điểm điều tra.
2.2. Thời gian, điạ điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 4/2021 – 6/2022
- Thời gian lấy mẫu: 9/2020 – 12/2020
- Địa điểm:tại 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
III. Kết Luận:
1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh
- Tỷ lệ SDD thấp còi của học sinh tại 6 trường THPT tỉnh Điện Biên năm 2020 ở mức cao (23,4%) (theo phân loại về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO năm 2018) trong đó 20,5% học sinh SDD thấp còi mức độ vừa, 2,9% học sinh SDD thấp còi mức độ nặng.
- Phân loại TTDD theo BAZ, 91% học sinh có TTDD bình thường, 4,5% học sinh SDD gầy còm và 4,5% thừa cân – béo phì.
- Tình trạng SDD thấp còi của học sinh có liên quan có ý nghĩa thống kê với kinh tế hộ gia đình, khu vực sống.
+ Học sinh hộ nghèo – cận ngèo có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 2,9 lần học sinh ở hộ kinh tế bình thường (p < 0,001).
+ Học sinh ở nông thôn có nguy cơ SDD – thấp còi cao gấp 2,8 lần học sinh ở thành thị (p < 0,001).
- Học sinh nam có nguy cơ SDD gầy còm cao gấp 3,17 lần so với học sinh nữ (p < 0,001).
- Học sinh thành thị có nguy cơ thừa cân – béo phì cao gấp 1,73 lần so với học sinh nông thôn (p < 0,05).
2. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của học sinh
- Tỷ lệ đạt kiến thức về dinh dưỡng của học sinh là 32,8%
+ Học sinh thừa cân – béo phì có nguy cơ không đạt kiến thức về dinh dưỡng cao gấp 2,01 lần học sinh không thừa cân – béo phì (p < 0,05).
- Tỷ lệ thực hành tốt về dinh dưỡng của học sinh là 23,6%.
+ Học sinh trả lời không đạt kiến thức có nguy cơ thực hành chưa tốt về dinh dưỡng cao gấp 1,72 lần so với học sinh đạt (p < 0,05).
+ Học sinh SDD thấp còi có nguy cơ thực thành chưa tốt về dinh dưỡng cao cấp 1,42 lần so với học sinh không SDD thấp còi (p < 0,05)
I. Mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp quản lý tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an năm 2021-2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh tăng huyết áp trên.
II. Đối tượng:
Người bệnh đến khám tại Phòng khám bệnh ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an được chẩn đoán tăng huyết áp.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Được chẩn đoán tăng HA (tối đa >/=140; tối thiểu >/=90 hoặc cả 2; theo hướng dẫn của BYT, WHO).
- Được quản lý/theo dõi THA tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.
- Có khả năng nghe và trả lời phỏng vấn.
- Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp cắt ngang mô tả
2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n=Z2 (1-α/2)p(1-p)/e2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
Z(1 – α / 2) = 1,96 (Với độ tin cậy 95%)
e = 0,05 (độ chính xác tuyệt đối).
+ Cỡ mẫu cho TTDD: p = 0,32 (tỷ lệ người TCBP theo nghiên cứu của Đinh Thị Thùy Linh tại Sơn La năm 2018)93 => thay vào công thức được n= 335 đối tượng. Thực tế đã điều tra được 399 đối tượng.
3. Cách chọn mẫu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận và phỏng vấn người bệnh. Bất kỳ người bệnh nào đến khám đạt tiêu chuẩn nghiên cứu cũng được nhóm điều tra viên tiếp cận và mời tham gia phỏng vấn; không trùng lặp người bệnh tới khám lại trong thời gian thu thập số liệu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
IV. Kết quả chính:
Trong tổng số 399 đối tượng tham gia vào nghiên cứu có 50,6% là nam giới, 49,4% là nữ; nhóm đối tượng từ 65-74 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40,4%), nhóm tuổi 40-54 (12,0%), nhóm tuổi 55-64 (30,6%), nhóm tuổi ≥75 (17%).
Tỷ lệ thừa cân béo phì cao (48,9%), trong đó cân 41,6%, béo phì 7,3%; 58,4% số người bệnh có WHR cao (WHR trung bình của nam 0,88 ± 0,02 cao hơn của nữ 0,85 ± 0,03); 11,5% số người bệnh có vòng eo cao (vòng eo của nam 83,6 ± 3,7 cm, nữ 75,9 ± 5,2 cm; vòng mông của nam 94,4 ± 3,9 cm, nữ 88,9 ± 4,1 cm); chiều cao trung bình của nam 166,8 ± 5,3 cm cao hơn nữ 157,0 ± 4,8 cm; cân nặng trung bình của nam 64,6 ± 6,3kg cao hơn nữ 55,9± 5,2 kg.
Nam giới có nguy cơ thừa cân – béo phì gấp 1,93 lần so với nữ giới (95%CI: 1,29-2,87). Nhóm vòng eo cao có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,38 lần so với nhóm có vòng eo bình thường (95%CI: 1,24-4,56). Những người ăn thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,26 lần so với những người không ăn thường xuyên (95%CI: 1,44-3,51). Ăn mặn có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 1,79 lần so với những người ăn nhạt (95%CI: 1,03-3,09). Uống rượu bia có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,02 lần so với những người không uống rượu bia (95%CI: 1,27-3,20).
Để góp phần hỗ trợ điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư tại Điện Biên, em nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh ung thư tại khoa Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2021-2022” được nghiên cứu với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2021-2022.
2. Mô tả khẩu phần thực tế của người bệnh ung thư điều trị tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2021-2022.
• Đối tượng nghiên cứu:
Người bệnh từ đủ 18 tuổi trở lên nhập viện điều trị nội trú trong vòng 24h đầu được chẩn đoán xác định ung thư bằng mô bệnh học.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
• Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ 69:
Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu.
Z(1-α/2) = 1,96 (mức ý nghĩa thống kê α = 0,05).
p = 0,525 (tỷ lệ người bệnh ung thư có nguy cơ SDD theo PG-SGA) .65
= 0,15: Sai số tương đối;
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu của nghiên cứu là n = 154 đối tượng.
Cỡ mẫu điều tra khẩu phần ăn 24 giờ lấy toàn bộ các đối tượng trên.
Cỡ mẫu thu thập được là 160 đối tượng (Lấy toàn bộ 160 đối tượng nghiên cứu).
* Kêt quả
- Tình trạng sụt cân phổ biến gặp ở người bệnh ung thư trước khi nhập viện 88,1%; có sự thay đổi về cân nặng giữa các nhóm tuổi song sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Theo phân loại ung thư, người bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi có tỉ lệ người bệnh sụt cân ở mức cao so với nhóm còn lại lần lượt là: 94,3%; 93,7%. Sự khác biệt về tỉ lệ sụt cân giữa các nhóm ung thư là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Theo BMI, trong số 160 người bệnh nghiên cứu, bệnh nhân bị SDD có tỉ lệ là 27,5%, có 102/160 số người bệnh có BMI giới hạn bình thường từ 18,5 đến 24,9 chiếm 63,7%. Có 14/160 người bệnh thừa cân BMI ≥ 25 chiếm 8,8%. Ung thư đường tiêu hóa có tỉ lệ người bệnh SDD cao nhất 37,7%, tiếp theo là các nhóm ung thư đầu mặt cổ với 33,3%. Sự khác biệt về tỉ lệ người bệnh SDD theo người bệnh thư trên 65 tuổi có tỉ lệ SDD cao hơn người bệnh dưới 65 tuổi, chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt về tỉ lệ SDD theo giới theo đánh giá nhân trắc BMI.
- Tỉ lệ người bệnh SDD đánh giá theo PG-SGA là 41,2% trong đó tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng từ nhẹ đến trung bình là 24,4% và suy dinh dưỡng nặng là 16,9%. Ung thư đường tiêu hóa có tỉ lệ người bệnh SDD cao nhất 75,5%, tiếp theo là ung thư đầu mặt cổ 33,3% và nhóm ung thư khác là 27,1%. Sự khác biệt về tỉ lệ người bệnh SDD theo PG-SGA giữa các nhóm ung thư là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về TTDD giữa các nhóm tuổi theo đánh giá PG- SGA, theo đó người bệnh trên 65 tuổi có tỉ lệ SDD theo PG-SGA thấp hơn người bệnh dưới 65 tuổi 71,2% so với 28,8%, có sự khác biệt về TTDD giữa các nhóm tuổi theo đánh giá PG- SGA song không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
- Năng lượng trung bình của 160 người bệnh ung thư đạt 1395 ± 278,8 kcal/ngày; chỉ có 33,1% người người bệnh đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng.
- Tỷ lệ người bệnh đạt NCKN (nhu cầu khuyến nghị) về Protid là 8,8%, Lipid 8,1%, Glucid 31,2%. Không có người bệnh nào đạt NCKN về vitamin A và Vitamin C, tỉ lệ phần trăm người bệnh đạt NCKN về Vitamin B1, B2, PP lần lượt là 28%, 13,6% và 1,1%. Tỉ lệ phần trăm các chất sinh nhiệt trong khẩu phần P:L:G tương ứng là 17:18,6: 62,7. Nhìn chung, cơ cấu khẩu phần tương đối cân đối với nguồn năng lượng chủ yếu từ Glucid.
Nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 128 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà năm 2022.
Kết quả: Theo chỉ số khối cơ thể (BMI) có 22,6% người bệnh thừa cân, béo phì (TCBP); 10,2% suy dinh dưỡng (SDD) và 67,2% bình thường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng thừa cân – béo phì với thói quen ăn ngọt, hoạt động thể lực và năng lượng ăn vào của đối tượng nghiên cứu.
Kết luận: Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người bệnh đái tháo đường type 2 có sự gia tăng, thói quen ăn ngọt, hoạt động thể lực và năng lượng ăn vào không đạt nhu cầu khuyến nghị là yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3 – 5 chưa lọc máu tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Đối tượng: Người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3- 5 chưa lọc máu tại Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh suy dinh dưỡng đánh giá bằng chỉ số BMI là 32,1%; đánh giá bằng MUAC là 12,8% và đánh giá bằng SGA là 56,9% (trong đó có 36,7% suy dinh dưỡng vừa và nhẹ; 20,2% suy dinh dưỡng nặng); đánh giá bằng albumin 48,6%. Tỉ lệ thiếu máu 78%, tăng dự trữ sắt. Không có sự khác biệt về suy dinh dưỡng ở nam và nữ ở các thang phân loại khác nhau. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng gồm có tuổi ≥ 55, thời gian mắc bệnh trên 2 năm, số bệnh kết hợp từ 2 bệnh trở lên, ít hoạt động thể lực, không được tư vấn dinh dưỡng, đáp ứng khẩu phần không đạt có liên quan đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh thận mạn.
|