Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng mắc COVID-19 của hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu cảng hàng không Quốc tế Nội Bài-Hà Nội, GĐ 2020-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu số liệu từ tài liệu, hồ sơ trong các nguồn dữ liệu của hành khách nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài trong 3 năm từ 1/1/2020 tới ngày 31/12/2022.
Kết quả: Có 249 chuyến bay có hành khách mắc COVID-19 trong tổng số 20.355 chuyến bay hạ cánh tại Nội Bài. Số chuyến bay đến Nội Bài nhiều nhất trong cả 3 GĐ ghi nhận từ Châu Á. Trong tổng số 3.021.767 hành khách nhập cảnh, xác định được 669 người bị nhiễm SARS-CoV2 và chủ yếu là người Việt Nam (chiếm 69,1% tổng số hành khách và 80,4% hành khách nhiễm SARS-CoV2 ). Tuy nhiên, tỷ lệ mắc COVID-19/100.000 hành khách khác nhau ở 3 GĐ và ở mỗi chuyến bay đến từ các khu vực khác nhau. GĐ 2 có nhiều làn sóng dịch với tỷ lệ mắc/100.000 hành khách cao nhất trong tháng 6/2021 (1.197 hành khách) và cao nhất ở người có quốc tịch châu Phi (1.471), châu Âu (299), Việt Nam (290) và châu Mỹ (144).
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của học sinh lớp một năm học 2023-2024 tại thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tiêm đủ mũi vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của các đối tượng nghiên cứu trên.
Đối tượng: Hồ sơ tiêm chủng của học sinh lớp 1 năm học 2023-2024 tại thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông và người chăm sóc, cán bộ y tế
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang định lượng kết hợp định tính, hồi cứu số liệu tiền sử tiêm chủng và điều tra dựa trên biểu mẫu, kết hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Sử dụng phân tích mô tả, hồi quy logistic đơn biến và đa biến, biểu đồ Kaplan-Meier trong phân tích survival analysis.
Kết quả chính: Còn khoảng trống trong bao phủ vắc xin ở thời điểm vào lớp 1 tại Đăk Nông. Tỷ lệ tiêm đủ mũi thấp (44,7%) nhưng có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỷ lệ tiêm chủng tại TP. Gia Nghĩa (50,8%) cao hơn Đăk Glong (38,5%). Còn tỷ lệ đáng kể học sinh không nhận được một liều vắc xin nào trước khi đi học (7,7%), bao gồm cả mũi vắc xin phòng bệnh lao, tỷ lệ zero-dose cũng cao với tỷ lệ chung khoảng 9%. Quá trình tiêm chủng bù liều kéo dài hơn 4 năm mới đạt được tỷ lệ tiêm chủng hiện tại. Tiêm vắc xin phòng bệnh lao tạo động lực thúc đẩy việc tiêm các vắc xin phòng bệnh khác. Cả 3 nhóm yếu tố nhân khẩu học và kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận và quản lý đối tượng, thái độ và niềm tin với tiêm chủng đều có ảnh hưởng đến tiêm đủ mũi Các yếu tố có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến khả năng tiêm chủng đủ mũi là không được quản lý trên Hệ thống NIIS, dân tộc, tôn giáo, số con, địa điểm sinh sống, cảm thấy “rất không cần thiết” phải tiêm chủng hoặc “cảm thấy do dự” khi tiêm chủng. Còn đối tượng khó tiếp cận và khó tiêm vắc xin (Dân tộc H’Mông) và địa bàn sinh sống không phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng không được tiêm đủ mũi trong mô hình đa biến. Có sự phân hoá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tiêm đủ mũi trên 2 địa bàn, trong khi Đăk Glong nổi bật lên với các yếu tố về nhân khẩu học và xã hội như dân tộc H’Mông (OR 2,11 (1,24-3,58)) và số con 0-10 tuổi hiện tại >3 (OR 2,10 (1,02-4,30)), Gia Nghĩa lại nổi bật với những yếu tố về kinh tế như đi làm xa 1-2 tuần/ tháng (OR 8,6 (1,07-69,58) và hệ thống TCDV (aOR 3,82 (1,22-11,95)).
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản tại khu vực miền Bắc - Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
2. Ứng dụng mô hình toán học trong dự báo bệnh viêm não Nhật Bản tại khu vực miền Bắc - Việt Nam cho năm 2024.
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là 1.466 người bệnh viêm não Nhật Bản trong các hồ sơ trong cơ sở dữ liệu giám sát bệnh viêm não Nhật Bản của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ) từ năm 2014 – 2023.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện tại 28 tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc - Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 5/2023 - 10/2024
- Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả loạt trường hợp bệnh và sử dụng các thống kê mô tả để mô tả các đặc điểm dịch tễ của bệnh và sử dụng mô hình SARIMA để dự báo sự bùng phát của bệnh viêm não Nhật Bản cho năm 2024.
Kết quả chính:
- Viêm não Nhật Bản tại khu vực miền Bắc - Việt Nam đang có xu hướng giảm dần theo thời gian, tỷ lệ mắc đã giảm từ 0,56/100.000 dân vào năm 2014 xuống còn 0,19/100.000 dân vào năm 2023. Bệnh xảy ra ở khắp các tỉnh nhưng tập trung nhiều ở khu vực Tây Bắc (chiếm 42,0% tổng số trường hợp bệnh) và thường tăng mạnh vào các tháng mùa hè, cao nhất vào tháng 6 - 7 hàng năm.
- Trong số các trường hợp bệnh, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới với khoảng 60% ở nam. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em từ 15 tuổi trở xuống (88,4%) và phần lớn (80,1%) các trường hợp chưa được tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản.
- Các triệu chứng nặng do viêm não Nhật Bản gây ra như lơ mơ (74,7%), thay đổi tinh thần (71,8%), co giật (62,8%) vẫn còn rất phổ biến.
- Nghiên cứu cũng cho thấy viêm não Nhật Bản có tính mùa khá rõ rệt với chu kỳ 12 tháng.
- Mô hình SARIMA(1,0,0)(1,1,0)12 có độ phù hợp tốt, độ chính xác dự đoán ngắn hạn cao và có thể được áp dụng để dự đoán tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản tại khu vực miền Bắc năm 2024 theo mô hình dự báo sẽ giảm nhẹ (tỷ lệ mắc khoảng 0,17/100.000 dân) và đạt đỉnh vào tháng 7.
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng não do phế cầu ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh Viện Nhi trung ương giai đoạn 2015-2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhi nói trên.
Đối tượng: Các trường hợp bệnh nhi trên 1 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi (1 tháng tuổi đến 59 tháng 29 ngày tuổi) được chẩn đoán viêm màng não do phế cầu tại Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2021 và được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm RT-PCR tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả loạt trường hợp bệnh, hồi cứu số liệu dựa trên hồ sơ lưu phiếu điều tra trường hợp viêm màng não do phế cầu và kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Kết quả nghiên cứu chính:
- Bệnh viêm màng não do phế cầu được ghi nhận tại tất cả các năm từ 19 - 48 trường hợp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc cao vào các tháng đầu năm và cuối năm (18% vào tháng 1, 10,5% vào tháng 11). Lứa tuổi chủ yếu mắc bệnh là dưới 1 tuổi (71,9%), tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ giới (58% so với 42%). Hầu hết các trường hợp mắc bệnh có tiền sử chưa tiêm vắc xin có thành phần phế cầu (97%). Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian nhập viện muộn (sau 3 ngày) cao (> 60%). Có 17 týp huyết thanh được xác định trong giai đoạn 2015-2021, các týp phổ biến gây bệnh là 6A/B (27,6%), 14 (20,6%), 23F (13,6%), 19F (6,1%).
- Những triệu chứng thường thấy khi mắc viêm màng não do phế cầu bao gồm thay đổi hành vi (86,4%), lơ mơ (83,3%), nôn (82%), sốt (79,8%), cứng gáy (63,2%).
- Tỷ lệ bạch cầu tăng cao ở hầu hết trường hợp bệnh (67,1%), các giá trị GOT, GPT, CRP tăng (tỷ lệ lần lượt là 46%, 32,1%, 73,4%). Về dịch não tủy, phần lớn các trường hợp bệnh có màu sắc dịch não tủy đục (67,1%), các giá trị bạch cầu, protein và glucose đều tăng ở các tỷ lệ khác nhau.
- Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tăng nguy cơ tử vong bệnh viêm màng não do phế cầu như: Thời gian nhập viện trên 3 ngày so với nhóm vào viện dưới 3 ngày, Glasgow dưới 8 so với nhóm có chỉ số Glasgow > 8, tăng chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu GOT so với nhóm có chỉ số GOT bình thường.
Trần Ngọc Ánh, Trần Thị Diễm Quỳnh, Trần Linh Thảo, Nguyễn Thị Thanh Nga, Bùi Thanh Hải, Phạm Thị Hạ, Phạm Hùng Mạnh, Đoàn Thị Trang, Lê Thị Thảo Linh, Đỗ Thị Thanh Toàn, Đinh Thái Sơn, Phạm Quang Thái, Phan Thanh Hải, Lê Xuân Hưng
Tạp chí Y học cộng đồng
Mục tiêu: Để tìm hiểu thực trạng sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn trẻ dưới 6 tuổi tại Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn của trẻ dưới 6 tuổi tại Việt Nam năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 306 người chăm sóc chính cho trẻ trong từ tháng 01/06/2021 đến tháng 31/08/2021. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu thập bằng bộ câu hỏi trực tuyến qua phần mềm KoboToolbox được chia sẻ trên 1 số hội nhóm Facebook. Kết quả: Có 69,61% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị giải trí điện tử trong bữa ăn, hầu hết trẻ sử dụng thiết bị điện tử trong suốt quá trình ăn trong đó trẻ nam chiếm 73,30%, trẻ nữ chiếm 59,30%. Về tần suất sử dụng thiết bị điện tử khi ăn của trẻ, có 49,77% trẻ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử khi ăn; 37,56% trẻ thỉnh thoảng sử dụng; 9,39% trẻ em luôn luôn sử dụng trong các bữa ăn và chỉ có 3,29% trẻ hiếm khi sử dụng thiết bị điện tử khi ăn.Trẻ nam có nguy cơ sử dụng cao gấp 2,36 lần trẻ nữ, kết quả này có ý nghĩa thống kê với OR=2,36 và 95%CI=1,38-4,05. Kết luận: Trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỷ lệ trẻ sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn ở mức cao. Do vậy cha mẹ hoặc người chăm sóc chính cho trẻ cần hạn chế sử dụng màn hình cho con mình trong bữa ăn để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho trẻ.
Tạp chí Y học dự phòng
Sẵn sàng vật tư - trang thiết bị (VT-TTB) và nhân lực tại điểm tiêm chủng (ĐTC) là rất quan trọng để bảo đảm an toàn và chất lượng tiêm chủng, đặc biệt trong các chiến dịch tiêm chủng khu vực miền núi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại toàn bộ 16 ĐTC nhằm mô tả thực trạng VT-TTB, nhân lực tại ĐTC trong chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi tại huyện miền núi Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong tháng 12 năm 2020. Thực hiện phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế tại những ĐTC không đạt yêu cầu nhằm xác định nguyên nhân ĐTC không đạt. Kết quả, 15 ĐTC (94%) đủ nhân lực, 9 ĐTC (56%) đủ VT-TTB. Tám ĐTC (46%) không đủ thuốc, vật tư theo quy định trong hộp thuốc cấp cứu phản vệ do trưởng trạm y tế không biết tình trạng này hoặc cho rằng phản vệ rất hiếm gặp. Bảy ĐTC (46%) không đạt yêu cầu sắp xếp các khu vực tại điểm tiêm do cán bộ y tế không biết phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra khi không tuân thủ quy định này. Cần chú trọng nội dung về nguyên nhân, cách giảm thiểu phản ứng sau tiêm chủng khi tập huấn về an toàn tiêm chủng cho cán bộ tuyến cơ sở và tăng cường vai trò giám sát của trưởng trạm y tế tại ĐTC trong tiêm chủng chiến dịch.
Tạp chí Y học dự phòng
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ và mô tả xu hướng sốt xuất huyết dengue (SXHD) tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999 – 2020. Kết quả cho thấy, có tổng số 1.844.407 trường hợp mắc SXHD và 1.250 trường hợp tử vong trong giai đoạn 1999 - 2020. Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trung bình hằng năm tăng 9,6% (95% CI: 1,4% – 18,6 %). Tỷ lệ chết/mắc SXHD có xu hướng giảm, trung bình hằng năm bằng 11,7% (95%CI: 8,4 – 14,9%). Tháng 2 đến tháng 4 có số mắc trung bình thấp nhất, số mắc cao tập trung vào các tháng 7 đến tháng 11 với 1 tháng đỉnh dịch vào thời gian này. Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân có sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh/ thành và vùng trong cả nước và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Cần tăng cường hơn nữa công tác phòng bệnh SXHD trong bối cảnh bệnh vẫn đang có xu hướng tăng dần.
Trần Thị Nguyễn Hòa, Đào Thị Hải Anh, Nguyễn Thế Anh, Vũ Mạnh Hùng, Đặng Thị Mai Phương, Vũ Hải Hà, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thúy Hường, Nguyễn Đăng Hiền, Vũ Huy Chinh, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Trung Tiến, Hà Thị Thu Huyền, Trần Như Dương
Tạp chí Y học dự phòng
Giám sát tác nhân vi rút gây bệnh ở người trong nước thải là mô hình giám sát sức khỏe cộng đồng chủ động được nhiều quốc gia áp dụng. Tại Việt Nam, chưa có công bố nào về giám sát các vi rút gây bệnh trong nước thải. Dựa vào chương trình giám sát vi rút polio trong nước thải được triển khai tại Hà Nội từ tháng 11/2020, chúng tôi mở rộng nghiên cứu sự có mặt của một số vi rút gây bệnh khác. 53 mẫu nước thải chưa qua xử lý được thu thập từ hai trạm xử lý và bốn cống gom nước thải sinh hoạt ở các sông tại Hà Nội, giai đoạn 11/2020 – 12/2021. Mẫu nước được cô đặc theo phương pháp 2-pha Dextran-PEG và sau đó xét nghiệm phát hiện vi rút đường ruột (VRĐR), rota, noro và adeno. VRĐR phân lập được trên 6 (11,32%) mẫu, bao gồm echo 3, 6 và 11, mỗi type 2 mẫu. Vi rút rota, noro GI, noro GII và adeno lần lượt phát hiện trên 24 (45,28%), 16 (30,18%), 27 (50,94%) và 33 (62,26%) mẫu. Kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi trong việc kết hợp song song giám sát vi rút polio với giám sát các vi rút gây bệnh khác trong môi trường nước thải, đặc biệt đối với vi rút noro và adeno mà hệ thống giám sát dựa trên bệnh nhân chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Tạp chí Y học cộng đồng
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 151 người nội trợ chính có độ tuổi từ 18 - 60 đại diện cho 151 hộ gia đình tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trong đó, 75 hộ gia đình có người mắc ung thư và 76 hộ gia đình không có người mắc ung thư. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, từ đó phân tích một số yếu tố liên quan về kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giữa 2 nhóm hộ gia đình trên. Tại hai nhóm nghiên cứu trên đối tượng có ung thư và không mắc ung thư, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về kiến thức giữa hai nhóm khá rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
Tạp chí Y học cộng đồng
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định bộ câu hỏi tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi, được xây dựng dựa theo 2 bảng câu hỏi của Chen là PSM (bộ câu hỏi tìm kiếm trợ giúp học tập trực tuyến) và OIMH (bộ câu hỏi giải quyết vấn đề trong y học). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 301 bà mẹ tại 3 trung tâm tiêm chủng tại Hà Nội năm 2020. Kết quả: Kết quả số tin cậy các câu hỏi giao động từ 0,62 đến 0,86, đủ điều kiện giữ lại trong bộ câu hỏi; KMO đạt 0,81 và Barlett’s test có mức ý nghĩa thống kê nhỏ (p
Tạp chí Y học cộng đồng
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện qua khảo sát trực tuyến trên 409 sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả khả năng đáp ứng của sinh viên đối với thay đổi phương thức dạy và học trong bối cảnh COVID – 19 và đánh giá của sinh viên về các phương pháp đó. Kết quả cho thấy hầu hết các sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đều có khả năng đáp ứng với sự thay đổi phương thức học tập trong thời gian đại dịch COVID – 19 diễn ra, sự thích nghi của họ tuy không ở mức hoàn hảo nhưng sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Sinh viên có những kỳ vọng vào việc kết hợp dạy/học trực tuyến vào hệ thống đào tạo sau này của nhà trường
Tạp chí nghiên cứu Y học
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những gánh nặng lên sức khỏe của người dân, hệ thống y tế của chính phủ của các nước trên toàn thế giới. Tính từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã có 4 đợt bùng phát dịch COVID-19. Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu với toàn bộ ca bệnh nhiễm COVID-19 tại Bắc Ninh trong đợt dịch 4 năm 2021 (5/5/2021 - 27/12/2021). Trong số 10.717 ca bệnh có độ tuổi trung bình là 28,95 tuổi, trong đó nhóm tuổi chủ yếu là từ 15 đến 39 tuổi chiếm 70,44%, bệnh nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là công nhân chiếm 60,94% và mối quan hệ tiếp xúc là từ đồng nghiệp cùng cơ quan, công ty chiếm tỷ lệ cao nhất tới 61,88%, KCN Quế Võ 1 có số ca bệnh cao nhất cả tỉnh chiếm 68,15%. Kết quả từ tổng số ca bệnh cho thấy số ca khỏi bệnh cao đến 99,84% và số ca bệnh tử vong chiếm 0,16%. Việc phối hợp áp dụng các biện pháp kịp thời và hợp lý như đẩy mạnh xét nghiệm và tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đã giúp tỉnh Bắc Ninh kiểm soát số ca bệnh, dự phòng hiệu quả. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng quan trọng về đặc điểm dịch tễ học dịch COVID-19 lần thứ 4 đó là ghi nhận chủ yếu ở các khu công nghiệp và từ đó lây ra cộng đồng. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất một số biện pháp đáp ứng dịch phù hợp trong việc kiểm soát, phòng, chống dịch trong tương lai.
Mục tiêu:
- Mô tả thực trạng hệ thống các phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2021.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng xét nghiệm đáp ứng phòng chống dịch của hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2021.
Đối tượng: các đơn vị xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 toàn miền Bắc
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Thực hiện đánh giá trên toàn bộ hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định tại miền Bắc. Danh sách các đơn vị đánh giá được lấy tại trang web của Bộ Y tế, các Sở y tế. Tính tới thời điểm đánh giá tổng số có 139 đơn vị được chọn vào nghiên cứu.
Kết quả:
- Hầu hết các đơn vị có đủ nhân lực tham gia thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho SARS-CoV-2 (trung bình 10 cán bộ) trong đó cán bộ bậc đại học chiếm tỷ lệ cao (49.1%).
- Phần nhiều đơn vị xét nghiệm sinh học phân tử này đều mới thành lập và chuẩn hoá từ các phòng xét nghiệm vi sinh nên tỷ lệ thành thạo xét nghiệm ở mức thấp. Các trung tâm kiểm soát bệnh tật là nhóm các đơn vị thực hiện nhiều xét nghiệm SARS-CoV-2 nhất. 100% các đơn vị xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 đều thực hiện xét nghiệm mẫu đơn và mẫu gộp 2-5 mẫu trên một ống xét nghiệm.
- Nhóm các đơn vị tư và trung tâm y tế huyện có đủ về 9/9 loại trang thiết bị phục vụ xét nghiệm RT-PCR. Vẫn còn 1 tỷ lệ nhỏ các đơn vị khác thiếu một số loại trang thiết bị, trong đó máy tách chiết ở khối Viện nghiên cứu/trường đại học chỉ đạt dưới 50% số đơn vị có đủ. Tỷ lệ thực hiện bảo dưỡng/hiệu chuẩn TTB định kỳ chung cho toàn đơn vị chỉ đạt mức thấp.
- Các đơn vị sử dụng trung bình khoảng 2 loại sinh phẩm tách chiết và 3 loại sinh phẩm PCR. Tỷ lệ thiếu hụt sinh phẩm nhiều nhất ở bệnh viện công và CDC.
- Tất cả các đơn vị tham gia đánh giá phần lớn đạt ATSH cấp II trong năm 2020-2021. Tỷ lệ sửa chữa cơ sở vật chất sau công bố phòng ATSH cấp II khá cao, chủ yếu là ở nhóm bệnh viện công lập và trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Công suất xét nghiệm tối đa của tất cả các đơn vị xét nghiệm khẳng định miền Bắc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại trong tự thân của đơn vị như số lượng nguồn nhân lực trực tiếp làm xét nghiệm (p= 0.003. r= 0.29), số lượng trang thiết bị chuyên dụng là máy tách chiết (p= 0.001. r= 0.31), máy xét nghiệm PCR (p= 0.00. r= 0.38). Đây là mối tương thuận biến ở mức quan trung bình.
- Công suất xét nghiệm tối đa của các đơn vị xét nghiệm khẳng định miền Bắc cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai như chính sách, kinh phí, chức năng nhiệm vụ được giao, số lượng các đơn vị xét nghiệm trong tỉnh.
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020,
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại
Việt Nam năm 2020.
Đối tượng: Các bệnh nhân tại Việt Nam được xác định là dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Thời gian, địa điềm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu của ca bệnh trên toàn quốc.
Thời gian: Các ca bệnh COVID-19 được Bộ Y tế công bố từ 1/1/2020 đến hết ngày
31/12/2020
2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu loạt bệnh.
3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu toàn bộ 1465 bệnh nhân
COVID-19 được Bộ Y tế công bố trong năm 2020, được tính từ bệnh nhân đầu tiên (BN001)
đến bệnh nhân cuối cùng được công bố trong ngày 31/12/2020 (BN1465).
Kết quả chính: Bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2020 đã được khống chế mạnh mẽ với chỉ 1465 trường hợp được ghi nhận, thấp hơn nhiều so với thế giới. Đặc điểm chính của đợt dịch này là các vụ xâm nhập, các trường hợp dương tính chủ yếu là nhập cảnh kèm theo đó là một số ổ bùng phát tại các tỉnh, thành phố lớn và thường được khống chế ngay. Phần lớn các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng tại thời điểm được phát hiện, các bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện giống như bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng. Thời gian điều trị tới khi âm tính hoàn toàn trung bình là 29 ngày. Bệnh nhân có xét nghiệm tái dương tính hoặc cần hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị là yếu tố làm tăng thời gian nằm viện. Trong giai đoạn này, bệnh có tỷ lệ chết/mắc là 3% và những bệnh nhân tử vong chủ yếu thuộc nhóm người cao tuổi (trên 40 tuổi), có bệnh lý nền và đều là người Việt Nam. Do liên tục đánh giá tình trạng nhiễm vi rút ở các bệnh nhân dù đã khỏi, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đáng kể bệnh nhân sau khi điều trị khỏi lần đầu có xét nghiệm PCR tái dương tính (2,5%). Bệnh nhân có triệu chứng tại thời điểm phát hiện có nguy cơ tái dương tính cao hơn, trong khi đó người có quốc tịch Việt Nam ít gặp nguy cơ này.
Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển
Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hành phòng chống sốt rét của nhóm đi rừng, ngủ rẫy tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk và một số yếu tố liên quan, năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 367 người đi rừng, ngủ rẫy tại xã Ea Sô, huyên Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk từ tháng 03/2021 đến tháng 5/2021. Kết quả: Các đối tượng nghiên cứu có thực trạng thực hành phòng chống sốt rét đạt yêu cầu chiếm 63,2%. Trong đó, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu luôn luôn mang theo màn/ võng màn khi đi rừng chiếm 48,23%, Ngoài ra các đối tượng cũng có áp dụng các biện pháp dự phòng khác như mặc quần áo dài tay
và kem xua muỗi lần lượt 96,73% và 49,32%. Các yếu tố về học vấn (OR=2,91, 95%CI: 1,57-5,39 ), điều kiện kinh tế (OR=0,41, 95%CI: 0,24-0,68 ), tiền sử mắc mắc sốt rét (OR=4,86, 95%CI:2,78 -8,49 ) và tần suất đi rừng, ngủ rẫy (OR=0,51, 95%CI: 0,32-0,79 ) có liên quan đến thực hành dự phòng sốt rét. Kết luận: Thực trạng thực hành phòng chống sốt rét của nhóm đi rừng, ngủ rẫy tại xã Ea Sô, huyện Ea Sar, tỉnh Đăk Lăk đạt kết quả tương đối cao. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt rét bao gồm: học vấn, điều kiện kinh tế, tiền sử mắc sốt rét và tần suất đi rừng ngủ rẫy.
Tạp chí Y học dự phòng
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 63/63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019 nhằm mô tả thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B (VGB) liều sơ sinh ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 là 70,5%, trong đó tỷ lệ tiêm vắc-xin VGB liều sơ sinh trước 24 giờ và sau sinh 24 giờ lần lượt là 63,2% và 7,3%. Có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội (p < 0,01). Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh cao nhất là 78,0% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thấp nhất là 55,5% ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 còn thấp, có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm và các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Cần tăng cường tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh, đặc biệt là tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|