Mục tiêu của nghiên cứu là xác định chi phí (CP) trực tiếp cho một đợt điều trị của người bệnh mắc ung thư phổi (UTP) và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, năm 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 211 người bệnh UTP đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Nội 1 và Nội 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 10-2022 đến tháng 12-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng CP trung bình cho 1 lần điều trị của người bệnh UTP là 18.764.832 đồng, trong đó CP thuốc là cao nhất chiếm 90,4%. Tổng CP trung bình trong 1 đợt điều trị UTP gấp 7,6 lần thu nhập trung bình/1 tháng của người bệnh. Tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo của NB UTP đã tăng từ 4,7% (trước khi bị bệnh) lên 14,7% trong quá trình điều trị. Yếu tố giới tính, gen đột biến, thời gian phát hiện bệnh, đã từng điều trị hóa chất, tỷ lệ bảo hiểm y tế có liên quan đến chi phí trực tiếp điều trị UTP của người bệnh. Do đó, giảm thiểu các hành vi nguy cơ và khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm đặc biệt ở đối tượng nam giới, tuân thủ điều trị làm giảm nguy cơ tiến triển, cơ quan BHYT nên gia tăng tỷ lệ chi trả cho NB để giảm nguy cơ nghèo hóa do điều trị UTP.
Mục tiêu
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023-2024
2. Mô tả chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư phổi phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023-2024.
Đối tượng
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh độ tuổi từ 20 đến 65 được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất đơn thuần và chưa từng điều trị phương pháp khác: xạ trị, phẫu thuật... Người bệnh được giải thích đầy đủ và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, huyết động không ổn định, không đứng vững trên bàn cân hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của đo chiều cao của người trưởng thành.
Phương pháp
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2023.
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội I và Khoa Nội tổng hợp theo yêu cầu Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính cho một tỷ lệ:
n=Z_(1-α/2)^2 (p(1-p))/d^2
Trong đó:
n : Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
α : Mức ý nghĩa thống kê. Lấy giá trị α = 0,05
Z(1-/2) = 1,96 (với giá trị α = 0,05, độ tin cậy 95%)
p: Tỉ lệ người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV có suy dinh dưỡng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thái và cộng sự6 là 80.2% (p = 0,802 thì (1-p) = 0,198).
d: Sai số cho phép lấy d=0,06
Cỡ mẫu tính được làm tròn là : 170 BN.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả
1. Tình trạng dinh dưỡng theo nhân trắc
Kết quả phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI cho thấy tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn với cả 2 ngưỡng phân loại là như nhau, là 48,8% chung cho cả 2 giới, trong đó ở nam cao hơn nữ (lần lượt là 51,9% và 39%).
Theo phân loại PG-SGA, số người không có nguy cơ dinh dưỡng (PG-SGA mức độ A) chỉ chiếm 4,1%, suy dinh dưỡng mức độ vừa (PG-SGA mức độ B) chiếm đa số với 62,4% và suy dinh dưỡng nặng chiếm 33,5%.
Nồng độ Albumin huyết thanh ở nhóm PG-SGA C là 29,4 ± 4,2 g/l; ở nhóm PG-SGA B là 37,1 ± 76 g/l; và nhóm PG-SGA A là 43,7±3,2 g/l (p=0,001). Nồng độ Hemoglobin máu ở nhóm PG-SGA A là 130,4 ±9,9 g/l và nhóm PG-SGA C là 103,8 ±17,2 g/l (p =0,000).
Chỉ số toàn trạng ECOG
Điểm ECOG trung bình là 1.21 ± 0.73. Đối tượng có điểm ECOG=1 chiếm tỉ lệ cao nhất 64,1%, thấp nhất là điểm ECOG=3, phản ánh người bệnh chỉ có khả năng tự chăm sóc hạn chế, nằm trên giường hoặc ghế hơn 50% số giờ thức.
2. Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
Có 40,6% người bệnh ho ít, 25,9% ho nhiều và chỉ có 5,3% người bệnh ho rất nhiều. Hầu hết người bệnh không gặp triệu chứng ho ra máu (89,4%). Có 67,1% số người bệnh có khó thở mức độ ít và 2,9% người bệnh có khó thở rất nhiều. Gần một nửa số người bệnh có triệu chứng đau ngực (46,5%), 38,2% người bệnh có đau ở các vị trí khác và 21,2% người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau.
Tỷ lệ người bệnh rụng tóc mức độ ít là 47,1%, nhiều là 14,1% và rất nhiều là 2,4%. Tỷ lệ người bệnh viêm miệng và lưỡi mức độ ít là 14,7%. Tỷ lệ người bệnh bị khó nuốt mức độ ít là 21,8%, nhiều là 5,9% và rất nhiều là 0,6%.
Về vấn đề triệu chứng ho, khó thở có điểm cao nhất lần lượt là: 36,1 ± 28,9 và 29,0 ± 23,0. Điểm triệu chứng đau ngực là 23,5 ± 29,2 và đau ở vị trí khác 18,8 ± 27,4 . Ho ra máu có điểm thấp nhất là 4,3 ± 13,4.
Tác dụng phụ rụng tóc có điểm cao nhất 27,5 ± 25,2 . Khó nuốt và ngứa tay, bàn chân có điểm gần như nhau lần lượt là 11,8 ± 20,6 và 11,4 ± 18,5. Viêm miệng và lưỡi có điểm thấp nhất 6,5 ± 15,1.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi điều trị hóa xạ trị kết hợp. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, được tiến hành năm 2022 trên 160 người bệnh đang điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Sử dụng chỉ số BMI, PG-SGA và một số chỉ số cận lâm sàng như protein, albumin huyết thanh, nồng độ hemoglobin máu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 19,4%. Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng với mức PG-SGA loại B là 34,4% và loại C là 40%. 32,5% đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ và vừa với mức albumin < 28 g/l, 45,6% người bệnh có tình trạng thiếu máu. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh ung thư phổi hóa xạ trị có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức cao. Do vậy, cần tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh để tránh gây sụt cân và nâng cao hiệu quả điều trị.
|