Đồng nhiễm HIV/HCV làm tăng nguy cơ phát triển xơ gan và tử vong của người bệnh. Điều trị viêm gan vi rút C (VGC) bằng thuốc tác động trực tiếp vào vi rút viêm gan C an toàn, hiệu quả, hầu như không có tương tác với ARV trên nhóm người bệnh này. Thành phố Hải Phòng hiện đứng thứ 7 trên toàn quốc về số người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 24,9% người nhiễm vi rút viêm gan C. Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị viêm gan vi rút C trên nhóm người bệnh đồng nhiễm HIV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2022. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 550 người bệnh điều trị viêm gan C đang điều trị HIV tại 8 Phòng khám ngoại trú ở thành phố Hải Phòng thông qua dữ liệu của phần mềm HMED VGC. Kết quả: Tỷ lệ SVR (đáp ứng vi rút bền vững) đạt là 86,2 %, tỷ lệ không đạt SVR là 3,6 % và 10,2 % người không có kết quả SVR12 ở tuần thứ 12 sau kết thúc điều trị . Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm tuổi 18-29, nữ giới, giai đoạn xơ gan F4, đang điều trị phác đồ HIV bậc 2 đạt 100%. Tỷ lệ điều trị thành công tương đương nhau ở nhóm không tiêm chích ma túy, xơ gan còn bù hay không xơ gan, giữa các giai đoạn xơ gan F0-F1-F2-F3. Kết quả không đạt SVR12 chủ yếu ở nhóm tuổi 40-49, là nam giới, có tiền sử tiêm chích ma túy và lao động tự do. Khuyến nghị: Cần chú trọng theo dõi kết quả điều trị cho nhóm người bệnh nam giới đồng nhiễm HIV/HCV ở nhóm 40-49 tuổi, có tiền sử tiêm chích ma túy và là lao động tự do. Cần tìm hiểu rõ hơn về các rào cản, nguyên nhân khiến cho các người bệnh không đến xét nghiệm kết quả SVR12 cuối kỳ hoặc bỏ điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng tử vong do tai nạn lao động tại tỉnh Lạng Sơn năm 2020.
2. Đánh giá hệ thống ghi nhận tử vong do tai nạn lao động tại tỉnh Lạng Sơn năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp tử vong do TNLĐ ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020 được lấy từ sổ tử vong A6/YTCS
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả nghiên cứu Tình trạng tử vong do TNLĐ thống kê ghi nhận được trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn chỉ chiếm 1,3% so với tình trạng tử vong do các nguyên nhân khác.
Tỉ lệ tử vong do TNLĐ của nữ thấp chiếm 32,4% gần bằng một nửa so với nam 67,6%. Với tổng số tử vong TNLĐ là 71 người thì có 23 nữ và 48 nam.
Tỉ lệ tử vong do TNLĐ trong ngành nông nghiệp là chủ yếu chiếm 91,6%.
Kết quả cho thầy tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động có xu hướng giảm vào nửa đầu năm nhưng đến nửa cuối năm số lượng tử vong tăng cao
Tử vong do tai nạn lao động có sự khác biệt rõ rệt theo mùa tập trung chủ yếu vào mùa hạ và mùa đông, mỗi mùa chiếm tỷ lệ 32,4% (23 trường hợp). Mùa xuân có số ca tử vong thấp hơn, chiếm 21,1% (15 trường hợp). Mùa thu ghi nhận tỷ lệ thấp nhất, chỉ 14,1% (10 trường hợp).
Tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động ở nam giới là 11,86/100.000 dân, cao gấp khoảng 2,2 lần so với nữ giới (5,51/100.000 dân). Điều này cho thấy nam giới có nguy cơ tử vong do tai nạn lao động cao hơn, có thể do họ thường tham gia vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm hơn so với nữ giới.
Tuổi trung bình của các trường hợp tử vong là 41,44 tuổi, với nam giới là 41,27 tuổi và nữ giới là 41,78 tuổi, cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai giới. Tuổi lớn nhất ghi nhận là 83 tuổi (nam), và tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi (nam).
Tử vong trong quá trình lao động mà nguyên nhân do ngã cao nhất ở cả 2 giới, đối với nam là 10 trường hợp (chiếm 20,4%), đối với nữ là 8 trường hợp (chiếm 36,4% ).
Tử vong do TNLĐ ghi nhận ở ngành y tế cao hơn ghi nhận do Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm phân tích thực hành phòng chống COVID-19 trong và ngoài cơ sở y tế của cán bộ y tế tại Bắc Ninh và Nghệ An năm 2022.
Đối tượng nghiên cứu: cán bộ y tế có tham gia các công việc tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 công tác tại các khoa/phòng/đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng bằng bộ câu hỏi tự điền trên 335 cán bộ y tế tại một số cơ sở y tế công lập ở Bắc Ninh và Nghệ An năm 2022, mô tả thực hành phòng chống COVID-19 ở trong và ngoài cơ sở y tế thông qua tỉ lệ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay và tiêm phòng COVID-19.
Kết quả: Tỉ lệ cán bộ y tế sử dụng găng tay dùng một lần, khẩu trang y tế, tấm chắn mặt, áo choàng, khẩu trang N95 và vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc lần lượt là 56,6%, 80,4%, 36,7%, 29,8%, 42,2% và 81,2%. Cán bộ y tế tại Bắc Ninh có tỉ lệ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cao hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tỉ lệ sử dụng tấm chắn mặt: 53,9% tại Bắc Ninh so với 23,2% tại Nghệ An; áo choàng: 42,3% tại Bắc Ninh so với 18,1% tại Nghệ An; và khẩu trang N95: 56,2% tại Bắc Ninh so với 31,2% tại Nghệ An. Tỉ lệ cán bộ y tế tiêm 3 mũi vắc xin trở lên là 95,5%.
Mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ kháng thể gắn kết và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở người 60 tuổi trở lên tại một số điểm tiêm chủng năm 2021-2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nồng độ kháng thể gắn kết và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở nhóm đối tượng trên.
- Đối tượng: Người dân từ 60 tuổi trở lên tham gia tiêm chủng vắc xin phòng bệnh COVID-19 tại các điểm tiêm chủng thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện dưỡng lão ALH, xã Xuân Quan và Thắng Lợi thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Thiết kế nghiên cứu: thuần tập tiến cứu
- Kết quả:
+ Kết quả định lượng kháng thể sau khi tiêm chủng vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở các nhóm đối tượng nghiên cứu cho thấy cả hai loại vắc xin này đều có khả năng sinh kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2.
+ Nồng độ kháng thể đạt đỉnh sau tiêm vắc xin mũi thứ hai 14 ngày, giảm dần đến thời điểm trước khi tiêm mũi thứ ba và sau đó tiếp tục tăng sau liều thứ ba 3 tháng.
+ Có 12,7% đối tượng nghiên cứu nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm mũi 2 vắc xin.
+ Đối với nhóm đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca thì nữ giới có nồng độ kháng thể cao hơn nam giới, đối với nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Pfizer không có sự khác biệt nồng độ kháng thể giữa các nhóm giới tính, tuổi và bệnh lí kèm theo.
+ Nhóm đối tượng nghiên cứu có tình trạng bệnh mạn tính kèm theo có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 sau tiêm chủng cao hơn đối tượng không có bệnh mạn tính.
|