* Mục tiêu:
1. Mô tả các dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến các dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2022.
* Đối tượng: Các sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với các tiêu chuẩn lựa chọn:
- Sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có cuộc đẻ trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2022 và có lưu thông tin liên lạc tại bệnh viện.
- Độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi.
- Sản phụ trong tình trạng tỉnh táo, có khả năng giao tiếp và hoàn thành bảng hỏi.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu thu thập thực tế 223 đối tượng, phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
* Kết quả chính:
- Trong tổng số 223 sản phụ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ sản phụ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nói chung chiêm 36,3% (điểm EPDS từ 9 điểm trở lên).
- Các dấu hiệu trầm cảm đặc trưng và phổ biến của sản phụ sau sinh lần lượt bao gồm: đôi khi không thể xử lý tốt mọi việc như thường ngày (49,3%), cảm thất buồn phiền đến nỗi phát khóc lên dù không thường xuyên (36,3%), thỉnh thoảng cảm thấy bồn chồn lo lắng vô cớ (36,3%) và cảm thấy những thú vui từ sự việc giảm hơn so với trước (35,0%).
- Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh bao gồm: sản phụ trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi có nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh cao hơn so với nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên; những sản phụ sinh từ lần 2 trở lên cũng có xu hướng có dấu hiệu trầm cảm sau sinh cao hơn so với những sản phụ sinh lần đầu; nỗi sợ COVID-19 ở sản phụ sau sinh tăng cao, chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ xã hội kém thì sản phụ có khả năng tăng nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh.