1. Mục tiêu
1. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2023.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2023.
2. Đối tượng
2.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng: Toàn bộ báo cáo về cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực y tế, các báo cáo công tác của Bệnh viện đa khoa Đông Anh từ năm 2019 đến năm 2023.
2.2. Đối tượng nghiên cứu định tính: Ban Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa phòng, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.
4. Kết quả chính
4.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2023.
- Số lượng nhân lực: Tổng số nhân lực bệnh viện giai đoạn 2019 – 2023 tương đối ổn định, không có sự biến động nhiều. Số lượng nhân viên y tế đáp ứng được yêu cầu của thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV, năm 2023 nhân lực đáp ứng được 77,7% theo quy định thông tư số 03/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn nhiều so với lao động nam (chiếm từ 76,4% - 83,2%).
- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ bác sĩ có trình độ sau đại học đạt từ 42% -48%, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đạt chuẩn cao đẳng theo quy định Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ.
- Biến động nhân lực: trong 05 năm, bệnh viện tuyển dụng được 86 lao động hợp đồng, 101 viên chức. Số lượng cán bộ thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác là 69 người.
- Bệnh viện thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ đối với nhân viên y tế: hỗ trợ đào tạo, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, khen thưởng động viên kịp thời. Thu nhập bình quân/người tăng dần theo các năm từ 141 triệu (năm 2019) lên 192 triệu (năm 2023).
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2023.
- Nhóm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nguồn nhân lực: sự quan tâm của ban lãnh đạo bệnh viện, chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đánh giá, ghi nhận và cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc thân thiện, điều kiện làm việc.
- Nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực bệnh viện: Cơ chế tự chủ về tài chính, sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế, thu nhập của cán bộ nhân viên.
1. Mục tiêu của nghiên cứu:
- Mô tả Thực trạng về nhân lực y tế tuyến xã tham gia phòng chống COVID-19 tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021.
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng khi tham gia chống dịch COVID-19 của nhóm đối tượng trên.
2. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ Trạm Y tế xã/phường/thị trấn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Đối tượng: Cán bộ Trạm Y tế xã/phường/thị trấn của 07 tỉnh/thành phố trọng điểm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Kiên Giang.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn bộ câu hỏi
- Cỡ mẫu và chọn mẫu: nghiên cứu này được sử dụng dữ liệu thứ cấp từ đề tài khoa học cấp Bộ Y tế “Đánh giá và dự báo nguồn nhân lực y tế ứng phó có hiệu quả với COVID-19 ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà Nội với chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Lê Minh Giang được thực hiện ở 07 tỉnh/thành phố và 03 trường đại học trong cả nước.
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn với các bước như sau:
+ Bước 1: Chọn tỉnh. Chọn chủ đích 07 tỉnh trọng điểm về tình hình chống dịch năm 2021 trong cả nước: Bình Dương, Kiên Giang, Đắk Lắk, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An.
+ Bước 2: Chọn huyện. Tại mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 2 quận/huyện. Tại mỗi quận/huyện, chọn chủ đích Trung tâm y tế quận/huyện và Bệnh viên đa khoa huyện để tiến hành nghiên cứu.
- Tại mỗi TYT tuyến xã chọn ngẫu nhiên 05 nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu. Tổng 210 trường hợp tham gia vào nghiên cứu.
4. Kết quả
4.1. Thực trạng công tác phòng chống dịch COVID-19 ở tuyến xã tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tại tuyến xã được tập huấn về kiến thức, chẩn đoán, phân loại, xử trí, điều trị bệnh COVID-19 và phòng hộ cá nhân trước khi tham gia chống dịch năm 2021 chiếm tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được tập huấn lại chiếm tỷ lệ khá thấp vào năm 2022. Nhiệm vụ chính của nhân viên y tế tuyến xã chủ yếu liên quan đến lĩnh vực dự phòng. Trong quá trình tham gia chống dịch mức độ lo lắng nhiễm COVID-19 của nhân viên y tế trong năm 2021 chiếm tỷ lệ cao, sự lo lắng đã giảm dần vào năm 2022. Đa số nhân viên y tế đã được chẩn đoán mắc COVID-19 (99,4%), 96,3% nhân viên y tế mắc COVID-19 có triệu chứng, 35,8% có triệu chứng COVID-19 kéo dài, đa số nhân viên y tế đã được tiêm phòng vắc xin COVID-19 (56,7% đã được tiêm 02 mũi vắc xin).
4.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng khi tham gia chống dịch COVID-19 của nhóm đối tượng trên.
Có sự liên quan giữa mức độ lo lắng với sự lo lắng về một số nội dung trong khi tham gia chống dịch giữa các nhóm tuổi. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ lo lắng ở ĐTNC theo giới nữ cao hơn nam giới. Tỷ lệ lo lắng của ĐTNC nữ về khả năng bị nhiễm COVID-19, phơi nhiễm với các trường hợp bị COVID-19 mà không biết, dịch bệnh COVID-19 không được kiểm soát cao hơn khoảng 4 lần so với nam giới.
Có sự liên quan giữa mức độ hài lòng khi tham gia chống dịch giữa các nhóm tuổi. Mức độ hải lòng về hỗ trợ tài chính sau khi tham gia chống dịch và mức độ quan tâm/hỗ trợ của cơ quan địa phương nơi đến chống dịch ở ĐTNC nữ cao hơn ở nam.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng về nhân lực y tế tuyến huyện tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một số tỉnh năm 2021
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng của nhóm đối tượng nghiên cứu trên
Đối tượng: Nhân viên y tế tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid 19 tại các Trung tâm y tế/bệnh viện quận/huyện ở 7 tỉnh/thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Kiên Giang năm 2021
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Kết quả chính:
1. Thực trạng nhân lực y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 năm 2021
94,7% ĐTNC đều chống dịch tại cơ quan công tác. Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến huyện được tập huấn các kiến thức về bệnh COVID-19 và phòng hộ cá nhân trước khi tham gia chống dịch chiếm tỷ lệ cao.
Nhiệm vụ chủ yếu của ĐTNC khi tham gia chống dich là trực tiếp chăm sóc BN F0. Vì vậy mức độ lo lắng có thể bị phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh là hơn 70%.
Khả năng cung cấp hỗ trợ của địa phương với các trang bị phòng hộ các nhân đếu đạt trên 90%. Hầu như các nhân viên y tế đều không phải sử dụng lại các đồ dùng trong quá trình chống dịch.
73,0% ĐTNC đã mắc COVID-19, bối cảnh mắc là khi tham gia chống dịch với các triệu chứng thường gặp là ho, mệt mỏi, đau họng. 95,9% ĐTNC đã được tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc xin COVID-19.
2. Một số yếu tố liên quan mức độ lo lắng và hài lòng của nhân viên y tế tuyến huyện tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một số tỉnh năm 2021
- Mức độ nản chí vì kết quả công việc có liên quan đến giới tính, thời gian tiếp xúc
- Cảm thấy cô đơn khi xa cách người thân có liên quan đến giới tính, chức danh nghề nghiệp
- Mức độ lo lắng có thể bị nhiễm/phơi nhiễm có liên quan đến chức danh nghề nghiệp, thời gian tiếp xúc
- Mức độ lo lắng dịch bệnh không được kiểm soát có liên quan đến chức danh nghề nghiệp, thâm niên công tác vị trí hiện tại, thời gian tham gia chống dịch
- Yếu tố thời gian tiếp xúc (p = 0,006) có mối liên quan dương với với điểm số lo lắng chung; khi thời gian tiếp xúc tăng lên 1 đơn vị thì điểm lo lắng chung sẽ tăng lên 0,344 đơn vị với 95% KTC (0,098 – 0,590).
- Các nội dung đánh giá sự hài lòng có điểm số giao động từ 2 – 3 điểm
- Chức vụ trong công việc có mối liên quan âm với mức độ hài lòng chung; khi chức vụ trong công việc tăng lên 1 đơn vị thì mức độ hài lòng chung sẽ giảm xuống 2,654 đơn vị với 95% KTC (-4,107 - -1,201).
|