Nghiên cứu cắt ngang nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tiếp xúc nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2023; 2. Phân tích tình trạng sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2023. Tổng có 293 nhân viên y tế bộ tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế ở khoa lâm sàng thường xuyên tiếp xúc với máu và chất tiết của người bệnh cũng như có nguy cơ tổn thương do vật sắc nhọn cao hơn so với ở khoa cận lâm sàng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ngoài ra, 15,0% nhân viên đã được chẩn đoán theo dõi bệnh nghề nghiệp. Điều này cho thấy cần phải cải thiện điều kiện lao động và luôn trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như đào tạo, kiểm tra, đánh giá cách sử dụng chúng, đặc biệt là tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng môi trường lao động và sức khỏe tâm thần của người lao động khai thác than hầm lò tại Công ty Than Mạo Khê và Công ty cổ phần Than Vàng Danh năm 2022 – 2023. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của người lao động khai thác than hầm lò tại Công ty Than Mạo Khê và Công ty cổ phần Than Vàng Danh năm 2022 – 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 180 người lao động khai thác than hầm lò thuộc 02 công ty khai thác than ở Quảng Ninh. Công cụ nghiên cứu là test lo âu Zung và test trầm cảm Beck được sử dụng và đánh giá.
Kết quả: Tỷ lệ số mẫu không đạt TCCP ở các yếu tố: vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung, nồng đội bụi than ở mức cao. Giá trị trung bình các yếu tố này vượt TCCP, đặc biệt bụi than vượt TCCP hàng chục lần. Có 15% đối tượng nghiên cứu có các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó có 7 người (3,9%) có rối loạn lo âu và 10 người (5,56%) có trầm cảm, 10 người (5,56%) có cả 2 vấn đề về sức khỏe tâm thần là lo âu và trầm cảm. 8,88% (16 người) có rối loạn lo âu mức độ nhẹ; có 1 người rối loạn lo âu mức độ nặng. Trong số các đối tượng có trầm cảm có 15 người (8,33%) trầm cảm mức độ nhẹ; 2 đối tượng trầm cảm mức độ vừa và 3 đối tượng có trầm cảm mức độ nặng qua khảo sát bằng test Beck. Kết quả phân tích cho thấy một số yếu tố có liên quan đến sức khỏe tâm thần ở người lao động: tuổi nghề, không hài lòng về thu nhập, không hài lòng về công việc, sử dụng rượu bia, cảm nhận MTLĐ rất nhiều bụi, thừa ánh sáng, thiếu ánh sáng, cảm nhận chung MTLĐ xấu.
Kết luận: Cần có những nghiên cứu lớn về thực trạng sức khỏe tâm thần người lao động khai thác than hầm lò để xác định đối tượng nguy cơ, yếu tố liên quan để có biện pháp can thiệp sớm hiệu quả.
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng điều kiện môi trường lao động, sức khỏe, bệnh tật của người lao động tại một công ty may ở Thanh Hóa năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên hai nhóm mẫu là điều kiện môi trường lao động và 460 người lao động làm việc trong một công ty may tại Thanh Hóa năm 2022 để đánh giá điều kiện môi trường lao động tại và tình trạng sức khỏe bệnh tật của công nhân tại cơ sở này. Kết quả: Hầu hết các vị trí làm việc tại công ty đều có các yếu tố trong môi trường lao động như vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có 28,6% vị trí làm việc tại khu vực may có tiếng ồn vượt giới hạn cho phép. Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ mắc các bệnh về mắt là nhiều nhất, tiếp đến các bệnh về tai mũi họng, răng hàm mặt, sản phụ khoa, tim mạch, tiêu hóa,… Nhóm bệnh về tiết niệu, cơ xương khớp chiếm tỷ lệ thấp. Triệu chứng hay gặp nhất sau giờ làm của NLĐ là đau đầu (58,5%), sau đó là triệu chứng đau vùng dạ dày, mệt mỏi. Người lao động có sức khỏe loại I và II chiếm 88,1%, loại III và IV chiếm 11,9 %.
Mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lao động nhập cư tại một cơ sở sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của người lao động nhập cư tại một cơ sở sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
Mục tiêu: 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của người lao động ngành dệt may và da giầy khu vực miền Nam năm 2017. 2. Mô tả thực trạng bữa ăn ca của công nhân ngành dệt may và da giầy khu vực miền Nam năm 2017. Đối tượng: Người lao động của 16 cơ sở lao động thuộc 2 ngành dệt may và da giầy tại khu vực phía Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: 1. Nhu cầu dinh dưỡng thực tế của người lao động ngành dệt may và da giầy khu vực miền Nam năm 2017.
- Nhu cầu năng lượng trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở độ tuổi từ 19-30 tuổi là 974,6±57,4kcal, 31-60 tuổi là 952,03± 86,7kcal. Của NLĐ nữ ở độ tuổi từ 19 – 30 tuổi là 767,6±64,5kcal, 31 – 60 tuổi là 766,1±56,7kcal. Nhu cầu Glucid, Protein, lipid trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở độ tuổi từ 19-30 tuổi lần lượt là 167,31±9,8g, 27,6±1,6g , 21,7±1,3g; 31 – 60 tuổi lần lượt là 163,43±14,8g, 26,9±2,4g, 21,2±1,9g. Nhu cầu Glucid, Protein, lipid trong bữa ăn ca của NLĐ nữ ở độ tuổi từ 19-30 tuổi lần lượt là 129,4±10,9g, 24,1±2,01g, 17,1±1,4g, 31 – 60 tuổi lần lượt là 129,1±9,6g, 24,1±1,8g, 17,02±1,3g.
- Nhu cầu vitamin B1, B2, PP trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở độ tuổi từ 19-30 tuổi lần lượt là 0,39±0,02mg, 0,54±0,03mg, 6,4±0,4mg, 31-60 tuổi lần lượt là 0,38±0,03mg, 0,52±0,05mg, 6,3±0,6mg. Của NLĐ nữ ở độ tuổi từ 19 – 30 tuổi lần lượt là 0,31±0,03mg, 0,42±0,03mg, 5,07±0,4mg; 31 – 60 tuổi lần lượt là 0,30±0,22mg, 0,43±0,30mg, 5,05±0,4mg.
- Nhu cầu Canxi trong bữa ăn ca của NLĐ ở độ tuổi từ 19-30 tuổi là 400mg, 31 – 60 tuổi là 320mg. Nhu cầu Phospho trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở cả 2 nhóm tuổi là 400mg, của NLĐ nữ độ ở 2 nhóm tuổi là 360mg.
- Nhu cầu Sắt trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở độ tuổi từ 19-30 tuổi là 7g; 31 – 60 tuổi là 4,6g; của NLĐ nữ độ tuổi từ 19-30 tuổi là 11,88g; 31 – 60 tuổi là 10,44g. Nhu cầu Kẽm trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở cả 2 nhóm tuổi là 4mg; của NLĐ nữ ở 2 nhóm tuổi là 3,2g.
- Nhu cầu chất xơ trong bữa ăn ca của NLĐ nam ở độ tuổi từ 19-30 tuổi là 13,6±0,8 g, 31 – 60 tuổi là 13,3±1,2g, của NLĐ nữ độ tuổi từ 19-30 tuổi là 10,7±0,9g; 31 – 60 tuổi là 10,7±0,8g.
2. Thực trạng bữa ăn ca thực tế của người lao động ngành dệt may và da giầy khu vực miền Nam năm 2017.
Thực phẩm được tiêu thụ trung bình cao nhất là nhóm ngũ cốc (131.52±55.16g), kế đến là nhóm rau quả khác (78.18±58.48g), thịt, cá và thủy sản (66.35±36.67), rau màu xanh thẫm, rau quả màu vàng đỏ(40.43±46.18g). Nhóm đậu và các sản phẩm; bánh kẹo, nước ngọt; trứng và đồ uống có cồn có mức tiêu thụ rất ít tương ứng 8.58±38.86g; 3.16±2.78g; 0.95±7.38g. Không tiêu thụ sữa và đồ có cồn trong bữa ăn ca.
Năng lượng trung bình trong khẩu phần thực tế của NLĐ nam là 758,3± 205,9kcal với trung bình lượng Protein, Lipid, Glucid tiêu thụ trong khẩu phần tương ứng là 29,1±8,6g; 16,6±8,4g; 123,9±40,9g. Của NLĐ nữ là 625,4±205,9kcal với trung bình lượng Protein, Lipid, Glucid tiêu thụ trong khẩu phần tương ứng là 24,2 ±8,4g; 14,4±7,9g; 99,9±39,5g.
Bữa ăn ca NLĐ 2 ngành dệt may và da giầy tương đối cân đối về tỷ lệ các chất sinh năng lượng, tỷ số protein động vật/protein tổng số và tỷ số lipid động vật/ lipid tổng số. Tuy nhiên các tỷ số canxi/ phospho, chất xơ/ 1000kcal, Vitamin B2/1000kcal chưa cân đối, cụ thể là:
- Tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid là 15,8:20,6:63,9.
- Tỷ số protein động vật/ tổng số trong khẩu phần là 0.48. Tỷ số Lipid động vật/tổng số trong khẩu phần là 0.47. Tỷ số Canxi/Phospho là 0.47 Hàm lượng vitamin B1/1000kcal, vitamin B2/1000kcal, vitamin PP/1000 Kcal tương ứng là 0,59mg; 0,34mg và 7,5mg. Hàm lượng chất xơ/1000kcal là 3,33±1,82g.
Bữa ăn ca chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực tế của NLĐ cụ thể: Mức đáp ứng về năng lượng là 63,6±17,4% ở NLĐ nam và 75,9±
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|