Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi mắc đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 người cao tuổi mắc đái tháo đường type 2 trên 65 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Trong số 292 đối tượng tham gia nghiên cứu, nam giới chiếm 48,6% và nữ giới chiếm 51,4%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 73,7 ± 6,3 tuổi. - Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI: tỷ lệ thừa cân béo phì là 50,3%, bình thường là 43,2%, thiếu năng lượng trường diễn là 6,5%. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MNA: tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng bình thường là 39%, có nguy cơ suy dinh dưỡng là 44,9%, bị suy dinh dưỡng là 16,1%. Có 92,8% đối tượng nghiên cứu có VE/VM cao, trong đó tỷ lệ nữ giới có VE/VM cao (97,3%) cao hơn nam giới có VE/VM cao (88%). Có sự khác biệt giữa phân loại tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA và phương pháp BMI. Nhóm đối tượng nghiên cứu mắc từ 3 bệnh kèm theo trở lên có nguy cơ thừa cân béo phì (theo phân loại BMI) gấp 3,5 lần so với nhóm mắc dưới 3 bệnh kèm theo (OR=3,5; 95%CI=1,9-6,7). Nhóm đối tượng nghiên cứu có VE/VM cao có nguy cơ thừa cân béo phì (theo phân loại BMI) gấp 4,8 lần so với nhóm có VE/VM bình thường (OR=4,8; 95%CI=1,6-24,5). Nhóm đối tượng nghiên cứu ≥ 80 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng (theo phân loại MNA) cao gấp 2,1 lần so với nhóm từ 65 đến dưới 80 tuổi (OR=2,1; 95%CI=1,1-4,1). Nhóm đối tượng nghiên cứu không tập thể dục có nguy cơ suy dinh dưỡng (theo phân loại MNA) cao gấp 2,0 lần so với nhóm có tập thể dục (OR=2,0; 95%CI=1,1-3,6).
Mục tiêu: Mô tả tình thừa cân béo phì và một số đặc điểm xét nghiệm hoá sinh của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023-2024.
Phương pháp, đối tượng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả: Nghiên cứu có tổng số 251 đối tượng, trong đó 49% là nam và 51% là nữ. Nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, sau đó là độ tuổi từ 70 trở lên chiếm 41,4%, đứng thứ 3 là nhóm tuổi từ 40-59 chiếm 14,1% và cuối cùng là độ tuổi dưới 40 chiếm 1,6%. Các bệnh lý kèm theo của đối tượng gặp nhiều nhất là cơ xương khớp với 36,3%, ngay sau đó là đái tháo đường là 30,7%, bệnh lý tiêu hoá với 25,1%, bệnh lý gan mật là 16.3%, bệnh hô hấp và thận tiết niệu lần lượt là 12,0% và 12,4%, cuối cùng là bệnh lý tim mạch là 11,6%. Đa số đối tượng nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng tiền béo phì (48,2%), tiếp sau đó là nhóm có tình trạng dinh dưỡng bình thường (29,9%). Tỷ lệ béo phì chiếm 21,9%, chủ yếu là béo phì độ I (21,1%), béo phì độ II chỉ chiếm 0,8%. Không có trường hợp đối tượng nào được ghi nhận là nhẹ cân. Có 76,9% người bệnh Glucose máu bình thường, đối với nam giới có tỷ lệ bình thường là 76,4%, nữ giới là 77,3%. Phần lớn, người bệnh đã kiểm soát được Triglyceride và Cholesterol tỷ lệ là 79,3% và 70,1%. Tần suất sử dụng thực phẩm: Người bệnh thường xuyên sử dụng thịt nhưng ít sử dụng cá, đậu đỗ trứng, sữa. Mối liên quan: Sinh sống ở nông thôn/miền núi có ít nguy cơ TCBP, chỉ bằng 0,4 lần so với các đối tượng ở thành phố (95% CI: 0,2 - 0,8). Những người tiêu thụ ít thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có nguy cơ TCBP chỉ bằng 0,4 lần so với nhóm tiêu thụ nhiều đồ ăn này (95% CI: 0,1 - 0,9).
1. Mục tiêu:
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai năm 2023-2024.
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai năm 2023-2024.
2. Đối tượng: Trẻ dưới 5 tuổi thuộc xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và mẹ/người chăm sóc chính của trẻ dưới 5 tuổi
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
4, Kết quả chính:
4.1.Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Bản Vược
Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát còn khá cao, trong đó tỷ lệ SDD thể thấp còi, nhẹ cân, gày còm và thừa cân-béo phì lần lượt là 24,4%, 13,7%; 3,3%; 2%.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
- Các yếu tố liên quan đến SDD thể thấp còi: Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, mẹ làm nông nghiệp, kinh tế thuộc hộ nghèo/cận nghèo, bú mẹ sau 1 giờ, cai sữa trước 18 tháng, ăn bổ sung trước 6 tháng, không ăn đa dạng thực phẩm.
- Các yếu tố liên quan đến SDD thể nhẹ cân: cân nặng sơ sinh thấp, mẹ làm nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình nghèo/cận nghèo, bú mẹ sau 1 giờ, không ăn đa dạng thực phẩm.
- Các yếu tố liên quan đến SDD thể gày còm: kinh tế hộ gia đình nghèo/cận nghèo.
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Mỗi con người là một cá thể do đó nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Tai Việt Nam: năm 2020, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ giới là 18,5%, đặc biệt cao ở nhóm nữ trong độ tuổi sinh sản (20-30 tuổi) là 22,9-27,7%. Mối liên quan giữa những trẻ là con của bà mẹ có BMI thấp (<18,5 kg/m2) thường có tỷ lệ thấp còi cao hơn (32,6%) so với những trẻ là con của bà mẹ có BMI cao hơn (chiếm 20,6%). Tại Nghệ An: diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ 4 cả nước. Nghệ An là trung tâm văn hóa, kinh tế quan trọng của vùng và cả nước. Tuy nhiên các vấn đề về sức khỏe toàn dân nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng chưa được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Mô tả khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 - 2024. Mục tiêu 2: Mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 -2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu :Phụ nữ mang thai đến khám thai lần 1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (Phòng khám Sức khỏe sinh sản) trong thời gian nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu:
n=〖Z^2〗_(1-α/2) (p(1-p))/d^2
p: là tỷ lệ phụ nữ hiểu biết đúng về chế độ ăn hợp lý theo nghiên cứu của Nguyễn Hương Giang (p = 0,46)
Áp dụng công thức trên, tính được n = 266
Cỡ mẫu điều tra khẩu phần:
Sử dụng công thức: n=(z^2 x δ^2 x N)/(e^2 xN+ z^2 x δ^2 )
δ: Độ lệch chuẩn của nhiệt lượng trung bình ăn vào (dựa trên cuộc tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 của VDD, lấy là 587 Kcal).
N: Tổng số phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo tính toán cỡ mẫu điều tra cắt ngang (266 người).
e: Sai số cho phép (chọn là 100 Kcal).
Thay vào công thức tính được n = 65 phụ nữ mang thai điều tra khẩu phần
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và dân tộc (n=266)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi 20-24 14 5,3
25-29 60 22,6
30-34 102 38,3
≥ 35 90 33,8
X ̅ ± SD 32,6 ± 5,1
Dân tộc Kinh 243 91,3
Khác 23 8,7
Kết quả bảng cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,6 ± 5,1 tuổi, trong đó nhóm tuổi 30-34 chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,3%. Đa số đối tượng dân tộc kinh (91,3%)
Giá trị dinh dưỡng của các chất sinh năng lượng trong khẩu phần của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống
Chất sinh năng lượng Thành thị
(n=42) Nông thôn
(n=23) Chung
(n=65) p
NLKP (Kcal) 1526,9 ± 270,0 1378,2 ± 317,3 1474,3 ± 294,0 <0,05
Protein (g) 75,5 ± 21,5 76,9 ± 19,2 76,0 ± 20,6 >0,05
Lipid (g) 50,6 ± 19,4 41,7 ± 16,3 47,4 ± 18,7 >0,05
Glucid (g) 191,8 ± 37,2 163,8 ± 37,5 181,9 ± 39,4 <0,05
Nhận xét: Theo bảng giá trị năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu đạt 1474,3 ± 294,0 Kcal; trong đó đối tượng sống tại khu vực thành thị 1526,9 ± 270,0 Kcal cao hơn có ý nghĩa thống kê so với khu vực nông thôn 1378,2 ± 317,3 (p<0,05). Ngoài năng lượng khẩu phần, sự khác biệt về giá trị Glucid khẩu phần của đối tượng sống tại thành thị (191,8 ± 37,2 g) và nông thôn (163,8 ± 37,5 g) cũng có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Đánh giá kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống
Kiến thức chung Thành thị
(n=204) Nông thôn
(n=62) Chung
(n=266) p
SL % SL % SL %
Đạt 149 73,0 28 45,2 177 66,5 <0,05
Không đạt 55 27,0 34 54,8 89 33,5
Đánh giá thực hành chung của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống
Thực hành chung Thành thị
(n=204) Nông thôn
(n=62) Chung
(n=266) p
SL % SL % SL %
Đạt 115 56,4 30 48,4 145 54,5 >0,05
Không đạt 89 43,6 32 51,6 121 45,5
KẾT LUẬN: Khẩu phần thực tế của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá khẩu phần thực tế của 65 phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho thấy giá trị năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu là 1474,3 ± 294,0 Kcal/ngày; giá trị Protein là 76,0 ± 20,6 g/ngày; Lipid là 47,
Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 321 trẻ
điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An năm 2024. Kết
quả: Đa số đối tượng nghiên cứu là trẻ dưới 12 tháng chiếm 43,6%, nhóm trẻ từ 12- 24 tháng
chiếm 29.9%, còn lại là nhóm trẻ trên 24 tháng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp chung là 69,5 %,
nhiễm khuẩn tiêu hóa cấp là 16,8 %, 2,5% mắc cả 2 bệnh. Suy dinh dưỡng nhẹ cân chiếm tỷ
lệ cao nhất ở nhóm trẻ 36 đến 47 tháng tuổi, nhóm trẻ 12-23 tháng có tỷ lệ SDD thấp còi cao
nhất 38,5%. Tỷ lệ SDD các thể đều ở nhóm trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp đều cao hơn ở
nhóm nhiẽm khuẩn tiêu hoá cấp. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân ở nhóm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp
(NKHHC) chiếm 50%, ở nhóm mắc nhiễm khuẩn tiêu hóa cấp (NKTHC) là 27,5 %, còn lại là
tỷ lệ mắc các bệnh khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,025). Tỷ lệ SDD thấp còi ở
nhóm trẻ mắc NKHHC và NKTHC lần lượt là 66,7% và 15,3% tuy nhiên sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ trẻ SDD gầy còm ở nhóm mắc NKHHC cao nhất chiếm
57,1%, ở nhóm mắc nhiễm khuẩn tiêu hóa cấp là 32,1 %, còn lại là tỷ lệ mắc các bệnh khác,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,024). Kết luận: Tỷ lệ SDD của 321 trẻ trong nghiên
cứu này vẫn chiếm tỷ lệ cao, cần có những giải pháp can thiệp về dinh dưỡng và y tế giúp cải
thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại và lâu dài của trẻ.
* Mục tiêu:
1. Mô tả thói quen dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên năm 2023 – 2024.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến khẩu phần thực tế của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên năm 2023 – 2024.
* Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Kết quả
1. Thói quen dinh dưỡng, khẩu phần thực tế của người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 – 2024.
*Thói quen dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu:
Tỷ lệ ĐTNC ăn 3 bữa chính là 55,2%, tỷ lệ ĐTNC ăn > 3 bữa chính là 44,4%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu ăn bữa phụ 1- 3 bữa chung là 63,9% và không ăn bữa phụ là 34,1%.
Tỷ lệ ĐTNC sử dụng quả chín ngay sau bữa ăn của cả nam giới 25% và nữ giới 28,9% đều cao. Sử dụng rau xanh 1 – 2 đơn vị rau nam giới 67,7%, nữ giới 73,4%. Tỷ lệ ĐTNC sử dụng 3 – 4 đơn vị rau xanh nam giới 35,5%, nữ giới 25%.Tỷ lệ ĐTNC ăn mặn chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam giới 50% và nữ giới 45,3%.
* Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn 24h:
Tỷ lệ khẩu phần ở nam giới P:L:G: 18%:15%:67% chưa cân đối so với nhu cầu khuyến nghị cho bệnh nhân ĐTĐ type2 P:L:G : 14-20%: 20%- 25%: 55-66%. Nhu cầu canxi đạt 45% nhu cầu khuyến nghị.
Tỷ lệ khẩu phần ở nữ giới P:L:G: 19%:15%:66% chưa cân đối so với nhu cầu khuyến nghị cho bệnh nhân ĐTĐ type2 P:L:G : 14-20%: 20%: 25%: 55-66%. Nhu cầu canxi đạt 62,9% nhu cầu khuyến nghị.
Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân nam giới chiếm 30,6% cao hơn nữ giới 5,5%. Tỷ lệ TCBP chung là 17,9%. Tỷ lệ bệnh nhân SDD độ 1 chiếm 2,4%, trong đó nữ giới 3,1% cao hơn nam giới 1,6%. Tỷ lệ đối tượng có vòng bụng nguy cơ cao là 45,2%. Tỷ lệ nữ có vòng bụng nguy cơ cao (83,3%) cao hơn nam (16,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ đối tượng có chỉ số VB/VM cao là 38,9%.
2. Một số yếu tố liên quan đến khẩu phần thực tế của người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 – 2024.
ĐTNC không tham gia hoạt động thể dục thể thao có nguy cơ TCBP cao gấp 2 lần so với người có tham gia hoạt động tập thể dục thể thao. Có sự khác biệt giữa hoạt động thể lực với TTDD với p<0,001.
Tỷ lệ người có sử dụng rượu bia nguy cơ bị TCBP cao gấp 7,1 lần so với người không sử dụng rượu bia. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan thuận giữa thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, và tình trạng TCBP của bệnh nhân ĐTĐ type 2 (p < 0,001).
I. Mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện 19-8 năm 2023-2024.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện 19-8 năm 2023-2024.
II. Đối tượng nghiên cứu:
1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng được chẩn đoán xác định mắc ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 19-8 tại thời điểm nghiên cứu.
- Đối tượng được giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Mỗi đối tượng chỉ lấy 1 lần (do đối tượng có thể tái khám).
2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh không xác định được BMI: Phù, gù vẹo cột sống.
- Người bệnh đang có thai.
- Người bệnh không tỉnh táo, không có khả năng trả lời toàn bộ câu hỏi.
III. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
IV. Kết quả chính:
1. TTDD của người ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 năm 2023 – 2024
- Tỷ lệ người bệnh TCBP 51,6%; không TCBP là 48,4%. Trong số người bệnh bị TCBP: nam 67,3% cao hơn nữ 38,7%.
- Tỷ lệ người bệnh có vòng eo cao là 33,3%; WHR cao là 52,9%.
- Glucose máu lúc đói trung bình của ĐTNC là 7,9 ± 2,6 mmol/L; HbA1c (%) 7,4 ± 1,5; Triglycerid 2,3 ± 2,2 mmol/L; Cholesterol 4,7 ± 1,3 mmol/L; LDL-C 2,9 ± 0,9 mmol/L.
- Tỷ lệ người bệnh kiểm soát được các chỉ số sinh hóa trong giới hạn bình thường: Glucose máu lúc đói 50,2%; HbA1c 48,0%; Triglycierid 49,3%; Cholesterol 60,4%; LDL-C 34,7%.
- ĐTNC mắc tăng huyết áp là 25,8%.
2. Một số yếu tố liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 năm 2023 – 2024
- Có mối liên quan giữa tình trạng TCBP của ĐTNC với các chỉ số giới tính, học vấn và tình trạng hôn nhân, vòng eo cao, WHR cao, thói quen ăn nhanh; thói quen uống rượu, bia của ĐTNC: 2 nhóm ĐTNC nam, nữ (OR=3,26; 95%CI: 1,88-5,66; p<0,05); nhóm WHR cao và WHR bình thường (OR=3,68; 95%CI: 2,12-6,39; p<0,05); Nhóm uống rượu, bia và không uống (OR=2,51; 95%CI: 1,30-4,87; p<0,05).
Tuổi trung bình của thai phụ mắc ĐTĐTK là 32,6 ± 5,1 tuổi, trong đó nhóm 30-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,4%. Trước mang thai, tỷ lệ thừa cân là 21,1%, béo phì là 13%, bình thường là 61,6%. Trong giai đoạn mang thai, số cân tăng trung bình là 0.55 ± 0.3kg/tuần, trong đó tỷ lệ tăng cân thừa so với khuyến nghị là 53%. Tỷ lệ thiếu máu là 8,7%, tỷ lệ tăng triglycerid, tăng cholesterol và tăng LDL-C lần lượt là 85.9, 76.2, 64.9%. Tỷ lệ đạt kiến thức của ĐTNC là 74,1%, không đạt kiến thức là 25,9%. Trung bình tổng năng lượng khẩu phần là 1427.2 ± 319 kcal, trung bình tỷ lệ các chất P:L:G lần lượt là 21,2 : 27,5 : 51,2%. Giá trị trung bình một số chất không sinh năng lượng là: chất xơ 10.9 ± 5.3g, Calci 722.2 ± 307.7mg, Sắt 13.2 ± 7.8mg, Vitamin D 1.58 ± 2.05µg, Folat 296.71 ± 136.91µg, Vitamin C 149.64 ± 78.27 mg, Vitamin B1 1.39 ± 0.45 mg.
Suy dinh dưỡng hoặc sự hiện diện của nhiều thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể của bệnh nhân cũng có thể là nguyên nhân của rối loạn tuyến giáp trong đó có Basedow. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Basedow tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022-2023 và Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Basedow tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 104 người được chẩn đoán mắc Basedow từ 5/2023 đến 9/2023 tại khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, khoa Nội tiết người lớn, khoa Tim mạch và rối loạn chuyển hóa - Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Chỉ số BMI trung bình là 20,9 ± 2,8 kg/m2. Tỷ lệ TNLTD là 18,3%, đối tượng thừa cân – béo phì là 10,6%. Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA): 33,7% người bệnh có nguy cơ SDD vừa hoặc nhẹ, 16,3 % SDD nặng. Kết quả điều tra khẩu phần ăn 24 giờ năng lượng trung bình của mỗi người bệnh là 1803,8 ± 184,4 kcal/ngày. Tình trạng sụt cân: thường gặp ở nhóm tuổi 18 - 39 tuổi, chiếm 46,3% gấp 2,08 lần so với nhóm 40 - 59 tuổi (23,3%). Những người bệnh đã mắc từ trước (47,22%) có tỷ lệ sụt cân cao hơn người mắc lần đầu (28,12%). Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Basedow thể hiện nguy cơ suy dinh dưỡng. Sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng, và can thiệp phù hợp cho người bệnh Basedow, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ suy dinh dưỡng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người trưởng thành đến khám tại Viện dinh dưỡng năm 2022-2023
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 140 đối tượng người trưởng thành từ 20 – 69 tuổi đến khám tại Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2022-2023.
Kết quả:
- 25% người trưởng thành khám tại Phòng khám tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng có HCCH, trong đó 42,9% là nam và 57,1% là nữ.
- Trong số 5 thành tố của hội chứng chuyển hóa, thành tố mỡ máu HDL-C chiếm đa số với 39,3%, thành tố triglycerid (30%). Thành tố béo bụng và rối loạn đường huyết lúc đói đều chiếm tỷ lệ ngang nhau là 20%, thấp nhất là tăng huyết áp (10%).
Một số yếu tố liên quan đến HCCH
- Nam giới có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,8 lần so với nữ giới (p<0,05).
- Đối tượng có hút thuốc có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá (p<0,05).
- Những người có tiêu thụ đồ uống có cồn có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gấp 3 lần so với những người không uống (p<0,05).
- Những người không ăn đủ 300g rau/ngày có nguy cơ mắc HCCH gấp 1,85 lần so với nhóm ăn đủ (p<0,05). Đối tượng không ăn đủ 200g trái cây/ngày có nguy cơ mắc HCCH gấp 1,41 lần so với nhóm ăn đủ (p<0,05).
- Người không VĐTL đủ có nguy cơ mắc HCCH gấp 2,8 lần so với người tập VĐTL đủ (p<0,05).
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của người trưởng thành đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2011-2022
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cần béo phì của người trưởng thành đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2021-2022
Đói tượng: Người trưởng thành từ 20 tuổi đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả chính:
1. Tình trạng thừa cân béo phì: thừa cân là 13,5%, béo phì là 3,7%. Tỷ lệ phần bố mỡ của ĐTNC là 35%, nữ là 36,3%, nam là 31,6%
2. Một số yếu tố liên quan:
- Nam giới có nguy cơ TCBP cao gấp 2,56 lần so với nữ
- Đối tượng có trình độ THPT trở xuống có nguy cơ TCBP cao gấp 1,8 lần so với trình độ trung cấp trở lên.
- Đối tượng có nghề nghiệp là viên chức/công chức có nguy cơ TCBP cao gấp 3,49 lần so với đối tượng công nhân
- Đối tượng không HĐTL hoặc không HĐTL thường xuyên có nguy cơ TCBP cao gấp 3,2 lần
- Đối tượng có khẩu phần ăn thừa năng lượng so với nhu cầu khuyến nghị có nguy cơ TCBP cao gấp 4,6 lần so với đối tượng còn lại.
I. Mục tiêu:
1. Xác định nguy cơ loãng xương của người bệnh đến khám tại trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022 theo chỉ số OSTA.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ loãng xương của người bệnh đến khám tại trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Những người bệnh đến khám bệnh tại khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu cho xác định nguy cơ loãng xương:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:
n = Z21-α/2 (p (1-p))/d^2
Trong đó:
- n: là cỡ mẫu tối thiểu
- Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%
- p: tỷ lệ lưu hành bệnh trong quần thể là 0,40110 (lấy từ nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích về nghiên cứu chỉ số OSTA trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên, năm 2015)
- d: ước lượng khoảng sai lệch cho phép (= 0,05)
- Thay vào công thức ta được: n = 370
Thực tế điều tra được 381 đối tượng
- Phương pháp chọn mẫu
Chọn chủ đích là khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Chọn toàn bộ người bệnh đến khám tại khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phù hợp tiêu chí chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu cho đến khi đạt đủ cỡ mẫu
- Biến số/chỉ số nghiên cứu
Các biến số, chỉ số nghiên cứu mục tiêu 1
Mục tiêu 1: Xác định nguy cơ loãng xương của người bệnh đến khám tại trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022 theo chỉ số OSTA.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguy cơ loãng xương
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo nhóm tuổi
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo cân nặng nữ giới
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo cân nặng nam giới
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo chiều cao nữ giới
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo chiều cao nam giới
Đặc điểm chỉ số OSTA trung bình theo BMI
Các biến số, chỉ số nghiên cứu mục tiêu 2
Mục tiêu 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ loãng xương của người bệnh đến khám tại Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022.
Phân bổ nguy cơ loãng xương với một số yếu tố liên quan
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương và trình độ học vấn
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương với sinh con và tình trạng kinh nguyệt của nữ giới
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương với suy giảm chức năng sinh dục của nam giới
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương và hoạt động thể lực
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương và tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Liên quan giữa nguy cơ loãng xương và lối sống
Tần suất sử dụng thực phẩm của đối tượng nghiên cứu
Tần suất sử dụng thực phẩm giàu Protein, Lipid, Glucid
- Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin và cách nhận định, đánh giá.
Phương pháp, kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước sau:
- Bước 1: phỏng vấn thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu như: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức yếu tố liên quan đến loãng xương.
- Bước 2: đo các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng.
Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
- Công cụ: bộ câu hỏi, cân và thước đo
- Phương pháp: phỏng vấn trực tiếp.
Phỏng vấn điều tra tần suất sử dụng một số loại thực phẩm: Sử dụng phương pháp hỏi ghi tần suất thức ăn bán định lượng trong 3 tháng qua về những thức ăn phổ biến nhất, những thức ăn có số lần sử dụng cao nhất, hay ít nhất hoặc không bao giờ ăn. Những dao động về thực phẩm theo mùa.
Tuyệt đối tránh gợi ý hoặc điều chỉnh câu trả lời của đối tượng. Cần tạo không khí thoải mái, cởi mở, để đối tượng trả lời chi tiết và trung thực. Sử dụng một số vật dụng cụ thể như các loại bát, thìa, các loại quả: cam, trứng, na...để giúp đối tượng nhớ lại, trả lời một cách chính xác trong khi phỏng vấn61.
Đo các chỉ số nhân trắc
- Đo chiều cao đứng: sử dụng thước gỗ có chia đến mm, đặt thước đo theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trước khi đo hướng dẫn, giải thích các bước đo cho người bệnh. Người bệnh được đo phải tháo giày dép,
Tạp chí Y học dự phòng
Tạp chí nghiên cứu Y học
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 232 người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy chỉ số BMI trung bình 22,3 ± 3,1 kg/m2, tỷ lệ người bệnh gầy là 8,6%, thừa cân béo phì là 19,4%, tỷ lệ nữ có chu vi vòng eo cao (63,9%) cao hơn ở nam, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ người bệnh có tỷ số VE/VM cao là 95,3%. Năng lượng trung bình của nam là 1894,7 ± 811,4 kcal/ngày và của nữ là 1461 ± 477,6 kcal/ngày. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng Protein: Lipid: Glucid tương ứng của nam và nữ lần lượt là 18,8: 27,3: 53,6 và 17,5: 25,1: 56,6 khá cân đối với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Canxi còn thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người trưởng thành năm 2016.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 440 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2020. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân là 15,7%, béo phì là 0,9% theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo phân loại của văn phòng tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân, béo phì lần lượt là 28,4% và 16,6%. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,7 ± 2,6. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao là 87,7%. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đạt các chỉ số về glucose máu lúc đói, HbA1c, LDL - C, HDL - C, triglyerid, cholesterol máu lần lượt là 55,7%; 62,5%; 59,1%; 69,1%; 41,1% và 65,2%.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 - 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 - 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần dư thừa năng lượng; Tỷ lệ protein khẩu phần > 20%; tỷ lệ lipid trong khẩu phần > 30% và lượng cholesterol khẩu phần ≥ 300 mg là yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì.
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm
Kiến thức dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh đái thảo đường (ĐTĐ). Mục tiêu: Mô tả kiến thức về dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2, Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hình trên 440 người bệnh ngoại trú mức ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội — sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ đạt kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh là 47%. Tỷ lệ này cao hơn ở người có gia đình so với người có tình trạng hôn nhân khác. 51,7% so với 27,4%. Người bệnh được truyền thông về dinh dưỡng có tỷ lệ đạt về kiến thức là 525%, nhóm đối tượng chưa từng nghe truyền thông về dinh dưỡng có tỷ lệ đạt là 32,8%. Kết luận: Kiến thức về dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, có mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng với tình trạng hôn nhân, bệnh kèm theo, yếu tố truyền thông.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Tạp chí Nghiên cứu y học
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Tạp chí Y học Thực hành
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|