Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo liên tục về cấp cứu cơ bản của bác sĩ tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện trên 203 bác sĩ thuộc các khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông từ tháng 05/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả và kết luận: 15,7% bác sĩ lâm sàng được tham gia đào tạo liên tục về cấp cứu cơ bản 84,4% trong số đó là được đào tạo ≥ 48 tiết. 100% các lớp đào tạo liên tục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành được tổ chức tập trung. Tất cả các khoá đào tạo đều phù hợp với nhu cầu và áp dụng vào công việc ở mức đồng ý và rất đồng ý.
Sinh viên Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh hóa là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus Viêm gan B thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại bệnh viện. Họ là những nhân viên y tế tương lai và còn là những người sẽ tư vấn cho cộng đồng phòng tránh lây nhiễm và những hậu quả do virus viêm gan B gây ra. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ sinh viên bác sĩ đa khoa hệ chính quy đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại Phân hiệu Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng lây nhiễm HBV chiếm 63,2%, không đạt chiếm 36,8%; Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, năm học và tìm hiểu về bệnh với kiến thức về phòng lây nhiễm virus viêm gan B. Cần tăng cường tuyên truyền nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và nhắc nhở sinh viên thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B có hiệu quả.
Đoàn Quốc Hưng, Lê Minh Giang, Phạm Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hoài Nam, Phan Thị Kiều Loan, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Thị Hảo, Hoàng Thị Thu Hà, Đào Vũ Hoàng, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Phương Mai, Nguyễn Thị Thu Hường
Tạp chí Y học dự phòng
Đoàn Quốc Hưng, Lê Minh Giang, Phạm Văn Minh, Hoàng Thị Hải Vân, Phạm Văn Tác, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hoài Nam, Trần Thị Hảo, Phạm Phương Mai, Hoàng Thị Thu Hà, Đào Vũ Hoàng
Tạp chí nghiên cứu Y học
Đoàn Quốc Hưng, Lê Minh Giang, Phạm Văn Minh, Hoàng Thị Hải Vân, Phạm Văn Tác, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hoài Nam, Trần Thị Hảo, Phạm Phương Mai, Hoàng Thị Thu Hà, Đào Vũ Hoàng
Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình nhân lực chuyên ngành phục hồi chức năng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện chuyên ngành phục hồi chức năng tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện và các bác sĩ hiện đang công tác tại các bệnh viện. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu có tổng cộng 200 bác sĩ công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng và 344 kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ phần lớn là bác sĩ Y học cổ truyền (47%) và bác sĩ định hướng chuyên ngành phục hồi chức năng (25%). Phân bố nhân lực bác sĩ giữa các vùng sinh thái không đồng đều, trong đó đông nhất là ở các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%), Trung du và Miền núi phía Bắc (25%). Trong khi đó, gần một nửa số kỹ thuật viên phục hồi chức năng tập trung tại vùng Duyên hải và Nam Trung Bộ (42,2%). Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra gần 70% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu, riêng chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu thấp nhất chỉ có 7,3%. Việc đào tạo nhân lực đúng chuyên ngành trong lĩnh vực phục hồi chức năng gồm bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đồng đều theo các khu vực cũng như đáp ứng về mặt số lượng là rất cần thiết để phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng trong tương lai.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|