Việc cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em là rất quan trọng để ngăn ngừa hậu quả lâu dài của các ca nhiễm COVID-19 nhất là với xuất hiện của các biến thể COVID-19 kháng thuốc, và đặc biệt là ở những nơi khan hiếm nguồn lực. Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sẵn sàng chi trả đối với tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở những người có chuyên môn y tế và cộng đồng.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2022 trên một bộ câu hỏi trực tuyến có sử dụng phương pháp lựa chọn rời rạc (DCE). Cuối cùng có 891 người (86% người tham gia nghiên cứu) từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam đã được đưa vào phân tích.
Kết quả cho thấy, hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều đồng ý tiêm vaccine cho tất cả trẻ em, trong đó những người có chuyên môn về y tế là 76,2% và ở nhóm cộng đồng là 69,3%. Các nhân viên y tế là nguồn thông tin chính về vaccine (70,7%). Các tùy chọn chi trả 50% và chi trả toàn bộ chiếm các tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 28,3% và 26,6%.
Tình trạng có con hoặc mang thai làm giảm sự chấp nhận trong khi sự hài lòng về dịch vụ y tế làm tăng sự chấp nhận. Mối quan tâm về đặc điểm của vaccine làm giảm sự chấp nhận ở những người có chuyên môn về tế và cộng đồng. Gánh nặng chi phí y tế trong quá khứ có tương quan tiêu cực với ý định chi trả cho vaccine, trong khi sự hài lòng về dịch vụ y tế có tương quan tích cực mức chi trả.
Sự mâu thuẫn đáng kể giữa mức độ chấp nhận cao và mức độ sẵn sàng chi trả thấp nhấn mạnh vai trò của thông tin về vaccine và niềm tin của người dân đối với sự an toàn của vaccine. Để xây dựng một chương trình tiêm chủng hiệu quả cho trẻ em tại Việt Nam, cần cung cấp thông tin chính xác và đáp ứng các dịch vụ tiêm chủng, chủ yếu thông qua các nhân viên y tế có hiểu biết và chuyên nghiệp, có thể cải thiện ý định tiêm chủng và chi trả cho vaccine COVID-19.
Đặt vấn đề: Thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và góp phần dự phòng sa sút trí tuệ (SSTT). Nghiên cứu này được triển khai với mục tiêu mô tả thái độ của người dân về sa sút trí tuệ tại một số tỉnh của Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2020.
Đối tượng: Người dân trong cộng đồng
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 967 đối tượng tại 8 tỉnh thành đại diện cho 8 vùng sinh thái tại Việt Nam. Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc và thang đo Likert để đánh giá Thái độ về Sa sút trí tuệ.
Kết quả: Điểm trung bình của tổng thái độ tích cực là 26,55 ± 3,59 (trên 35 điểm) và điểm trung bình của thái độ tiêu cực là 23,83 ± 3,66 (trên 40 điểm). Các yếu tố như tuổi và thu nhập có mối liên quan với thái độ tích cực. Tuổi có liên quan đến Thái độ tiêu cực.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ nhân viên Y tế mắc COVID-19 khi tham gia phòng chống dịch tại 07 tỉnh/thành năm 2021 – 2022 và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 62,6% (383/612) nhân viên Y tế từng được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian trực tiếp tham gia phòng chống dịch năm 2021 – 2022. Phần lớn nhân viên Y tế mắc COVID-19 trong bối cảnh tham gia chống dịch tại cơ quan đang công tác (75,8% ở năm 2021 và và 85,5% ở năm 2022). Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 nói chung ở NVYT đạt mức cao và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NVYT đã tiêm ≤ 2, 3 hay 4 mũi vắc-xin phòng COVID-19 (p<0,05). Kết quả phân tích đa biến cho thấy NVYT tham gia trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện, tái sử dụng PPE, trực tiếp điều trị BN COVID-19 ở cộng đồng, lấy mẫu COVID-19 ở cộng đồng, triển khai tiêm vắc xin COVID-19, hỗ trợ tiêm vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỷ lệ mắc COVID-19 ở NVYT. Việc xác định tỷ lệ nhiễm COVID-19 trong nhân viên Y tế cũng như xác định một số yếu tố liên quan là một phần quan trọng để có biện pháp can thiệp nhằm giảm nhẹ hậu quả đối với sức khỏe của nhân viên Y tế trong đại dịch COVID-19.
Bối cảnh và mục tiêu: ĐTĐ type 2 đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt các nghiên cứu tổng quan về TTDD của người bệnh. Để cung cấp cơ sở dữ liệu cho các chuyên gia y tế và cải thiện hiệu quả điều trị, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2 trong giai đoạn 2019 - 2023 và phân tích thói quen ăn uống của nhóm người bệnh này tại Việt Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp theo hướng dẫn từ Cochrane Handbook và PRISMA. Dữ liệu được thu thập từ các nguồn tạp chí y học thế giới và Việt Nam. Hai nghiên cứu viên độc lập trích xuất và đánh giá dữ liệu theo danh sách kiểm tra JBI. Phân tích dữ liệu bao gồm tính toán tỷ lệ tổng hợp, sử dụng biểu đồ Forrest và kiểm định I2, quản lý và phân tích số liệu được thực hiện bằng Stata-14 và Excel.
Kết quả: 38 nghiên cứu được xem xét với mẫu từ 50-519 người. Tuổi trung bình 47,33-73,9, BMI trung bình 22,3-24,5 kg/m2, thời gian mắc bệnh 5,13-9,65 năm. Chất lượng nghiên cứu trung bình đạt 72% (theo JBI). Kết quả phân tích gộp tỷ lệ TCBP lần lượt là 50% (BMI≥23), 28% (BMI≥25). Tỷ lệ SDD lần lượt là 47% (SGA) và 4% (BMI < 18,5). Nhóm ăn đêm, uống rượu bia, và ít tập thể dục có nguy cơ TCBP cao hơn đáng kể.
Kết luận: Tại Việt Nam, TCBP là vấn đề phổ biến đối với người bệnh ĐTĐ type 2, trong khi SDD cũng được ghi nhận, tuy ở mức thấp hơn. Một số thói quen ăn uống được xác định là yếu tố nguy cơ của TCBP, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng và thúc đẩy lối sống lành mạnh trong quản lý và kiểm soát bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại các bệnh viện tư nhân tại Việt Nam với cỡ mẫu 29.005 nhân viên y tế nhằm mô tả mức độ hài lòng và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế (CSYT) tư nhân trên toàn quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm chủ yếu (69,35%), tuổi trung bình 32,82 ± 9,57 tuổi. Điều dưỡng, hộ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,35%. Sự hài lòng chung về bệnh viện và về lãnh đạo, đồng nghiệp có điểm trung bình cao nhất, lần lượt 4,25 và 4,23 điểm. Sự hài lòng về thu nhập thấp nhất với 4,11 điểm. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng gồm nữ giới có mức độ hài lòng với công việc thấp hơn nam giới; các nhà quản lý, lãnh đạo bệnh viện có hài lòng cao hơn so với những vị trí công việc khác; nhân viên làm trong khối hành chính có sự hài lòng cao hơn so với các khoa khác; người có kiêm nhiệm từ hai công việc trở lên và số buổi trực trong một tháng nhiều hơn thì mức độ hài lòng càng giảm. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu lý do về mức độ hài lòng khác nhau và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân.
Tạp chí Y học dự phòng
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ và mô tả xu hướng sốt xuất huyết dengue (SXHD) tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999 – 2020. Kết quả cho thấy, có tổng số 1.844.407 trường hợp mắc SXHD và 1.250 trường hợp tử vong trong giai đoạn 1999 - 2020. Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trung bình hằng năm tăng 9,6% (95% CI: 1,4% – 18,6 %). Tỷ lệ chết/mắc SXHD có xu hướng giảm, trung bình hằng năm bằng 11,7% (95%CI: 8,4 – 14,9%). Tháng 2 đến tháng 4 có số mắc trung bình thấp nhất, số mắc cao tập trung vào các tháng 7 đến tháng 11 với 1 tháng đỉnh dịch vào thời gian này. Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân có sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh/ thành và vùng trong cả nước và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Cần tăng cường hơn nữa công tác phòng bệnh SXHD trong bối cảnh bệnh vẫn đang có xu hướng tăng dần.
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020,
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại
Việt Nam năm 2020.
Đối tượng: Các bệnh nhân tại Việt Nam được xác định là dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Thời gian, địa điềm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu của ca bệnh trên toàn quốc.
Thời gian: Các ca bệnh COVID-19 được Bộ Y tế công bố từ 1/1/2020 đến hết ngày
31/12/2020
2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu loạt bệnh.
3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu toàn bộ 1465 bệnh nhân
COVID-19 được Bộ Y tế công bố trong năm 2020, được tính từ bệnh nhân đầu tiên (BN001)
đến bệnh nhân cuối cùng được công bố trong ngày 31/12/2020 (BN1465).
Kết quả chính: Bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2020 đã được khống chế mạnh mẽ với chỉ 1465 trường hợp được ghi nhận, thấp hơn nhiều so với thế giới. Đặc điểm chính của đợt dịch này là các vụ xâm nhập, các trường hợp dương tính chủ yếu là nhập cảnh kèm theo đó là một số ổ bùng phát tại các tỉnh, thành phố lớn và thường được khống chế ngay. Phần lớn các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng tại thời điểm được phát hiện, các bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện giống như bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng. Thời gian điều trị tới khi âm tính hoàn toàn trung bình là 29 ngày. Bệnh nhân có xét nghiệm tái dương tính hoặc cần hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị là yếu tố làm tăng thời gian nằm viện. Trong giai đoạn này, bệnh có tỷ lệ chết/mắc là 3% và những bệnh nhân tử vong chủ yếu thuộc nhóm người cao tuổi (trên 40 tuổi), có bệnh lý nền và đều là người Việt Nam. Do liên tục đánh giá tình trạng nhiễm vi rút ở các bệnh nhân dù đã khỏi, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đáng kể bệnh nhân sau khi điều trị khỏi lần đầu có xét nghiệm PCR tái dương tính (2,5%). Bệnh nhân có triệu chứng tại thời điểm phát hiện có nguy cơ tái dương tính cao hơn, trong khi đó người có quốc tịch Việt Nam ít gặp nguy cơ này.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nguyên nhân tử vong ở các lứa tuổi khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các nghiên cứu cũng như việc lập kế hoạch và định hướng các hoạt động y tế từ phạm vi địa phương, đến quốc gia cũng như thế giới. Kết quả nghiên cứu nguyên nhân tử vong tại Điện Biên năm 2017 cho thấy nguyên nhân tử vong tại Điện Biên khác nhau giữa các lứa tuổi: lứa tuổi trẻ từ 1 tới dưới 5 tuổi, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vẫn là nguyên nhân viêm phổi với tỉ lệ 41,3%; nhóm tuổi 5 - 14 tuổi, nguyên nhân do đuối nước đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong với 22,2%; đặc biệt nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm tuổi 15 - 49 là bệnh HIV/AIDS với tỉ lệ 9,6%; nhóm tuổi 50 - 59 tuổi, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là tai biến mạch máu não với 19,8%; nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi là bệnh tai biến mạch máu não chiếm 23,9%. Đáng chú ý tỷ lệ tử vong tại nhà chiếm 77,9%. Đây là một khó khăn cho công tác thống kê tử vong và nguyên nhân tử vong khi người bệnh xin về khi không còn hy vọng sống sót hoặc không còn khả năng kinh tế để theo đuổi việc điều trị.
Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh tăng huyết áp và thực hành quản lý bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại huyện Quảng Xương, Thanh Hoá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với tổng số 396 đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy kiến thức của người dân còn rất hạn chế. Tỷ lệ đưa ra được định nghĩa đúng và đầy đủ về bệnh tăng huyết áp chỉ chiếm 13,1%. Tỷ lệ những người biết các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, nóng/đỏ mặt … còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 51,0%; 61,6%; 3,5% và 21,7%, trong đó 16,5% cho rằng tăng huyết áp không dự phòng được. Về thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp, kết quả chỉ ra tỷ lệ không điều trị hoặc điều trị không đều còn cao (25%), trong khi đó tỷ lệ thay đổi thói quen, lối sống lành mạnh còn rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ bỏ thuốc lá. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các hoạt động can thiệp, truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong cộng đồng nhằm cải thiện sức khoẻ.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 73 đối tượng trên 18 tuổi được chấn đoán mắc bệnh gút theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 (Hội Thấp khớp học Hoa Kì và Liên đoàn phòng chống thấp khớp Châu Âu), trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5,5% bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 53,4% bệnh nhân có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Những đối tượng mắc bệnh mạn tính không lây đi kèm có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với những đối tượng không mắc bệnh (OR = 7,4). Khi đánh giá theo phương pháp SGA, có 15,0% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ đến vừa (SGA-B), trong đó bệnh nhân nội trú chiếm tỉ lệ cao hơn so với bệnh nhân ngoại trú (31,6% so với 9,3%). Những người bệnh có trên 10 đợt gút cấp/năm có nguy cơ suy dinh dưỡng lớn hơn (OR = 5,6), theo phương pháp SGA.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người ăn chay tại Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 đối tượng đã thực hiện chế độ ăn chay tối thiểu một tháng, độ tuổi từ 20 đến 69, trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả cho thấy có 7,8% đối tượng có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 20,3% có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ cao hơn ở nam (8,9% so với 5,3%), tỉ lệ thừa cân/béo phì ở nam cao hơn ở nữ (47,4% so với 8,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với nữ giới (OR=9,2, p < 0,05) và có mối tương quan thuận giữa thời gian hoạt động thể lực trong tuần và khối lượng cơ của đối tượng nghiên cứu (r = 0,4, p < 0,05). Bên cạnh đó, kết quả phân tích khẩu phần 24 giờ cho thấy đa phần các đối tượng không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng, chất xơ.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng và xây dựng thực đơn với tỷ lệ: 91,9%, 89,2% và 89,2%. Nhu cầu năng lực và nhu cầu vị trí việc làm của Cử nhân Dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào đơn vị tuyển dụng.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu cắt ngang trên 500 phụ nữ độ tuổi lao động tại công ty Midori Apparel Việt Nam từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020 nhằm đánh giá thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng. Kết quả: tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh là 5,6%, tỷ lệ thiếu sắt dự trữ là 3,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm cao, chiếm 67,6%. Kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân rất thấp, tới 492 nữ công nhân (98,4%) không có kiến thức về thiếu kẽm, đặc biệt 0% nữ công nhân có kiến thức tốt về thiếu kẽm. Có mối liên quan giữa kiến thức về thiếu sắt với tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh ở nữ công nhân với p < 0,05.
Tạp chí Y học dự phòng
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 63/63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019 nhằm mô tả thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B (VGB) liều sơ sinh ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 là 70,5%, trong đó tỷ lệ tiêm vắc-xin VGB liều sơ sinh trước 24 giờ và sau sinh 24 giờ lần lượt là 63,2% và 7,3%. Có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội (p < 0,01). Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh cao nhất là 78,0% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thấp nhất là 55,5% ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 còn thấp, có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm và các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Cần tăng cường tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh, đặc biệt là tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Khương Văn Duy, Trần Như Nguyên, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Anh Thành
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Tạp chí nghiên cứu y học
Autism spectrum disorders, education, views, preschool teacher, Vietnam, Tự kỷ, giáo dục, kiến thức, thái độ, giáo viên mầm non, Việt Nam
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Tạp chí nghiên cứu y học
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|