Tạp chí nghiên cứu Y học
Tình trạng dị hoá và viêm hệ thống khi mắc COVID-19 khiến người bệnh tăng tiêu hao năng lượng và protein, đặc biệt tình trạng này trở nên trầm trọng hơn với người bệnh hồi sức tích cực (ICU) và thường kèm theo tình trạng nuôi dưỡng kém. Nghiên cứu hồi cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày của 60 người bệnh COVID-19 nặng điều trị tại ICU của Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2021 đến 01/2022 cho kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo tiêu chuẩn của sáng kiến lãnh đạo toàn cầu về suy dinh dưỡng (GLIM) là 65% với 13,3% SDD mức độ nặng và 51,7% SDD mức độ vừa. Mức giảm khối cơ và bề dày lớp mỡ dưới da từ nhẹ đến trung bình trở lên là 31,7% và mức nặng là 13,3%. Về đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông: 81,7% được nuôi dưỡng nhỏ giọt ngắt quãng; 5,0% nhỏ giọt liên tục; 13,3% được bơm bolus. Số bữa ăn qua ống thông trung bình là 4,5 bữa/ngày, mức năng lượng đạt 90,5% đến 100% nhu cầu khuyến nghị (NCKN), protein đạt 74,5 - 81,6% NCKN. Các vitamin và khoáng chất đạt NCKN từ 50 - 100%. Tỷ lệ người bệnh có triệu chứng kém dung nạp là 11,7%, gặp chủ yếu ở người bệnh được nuôi dưỡng bằng phương pháp bơm bolus. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và nhu cầu một số chất dinh dưỡng còn chưa đạt NCKN, do đó, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng tích cực cho người bệnh COVID-19 tại ICU cần được thực hiện từ khi nhập viện và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 40 người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: sức mạnh cơ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 20,7 ± 7,9 kg. Tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA cao, chiếm 60%, tỷ lệ giảm sức mạnh cơ là 75%. Người bệnh cao tuổi, xơ gan do virus, xơ gan mất bù, khẩu phần ăn không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những vấn đề dinh dưỡng của người bệnh để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm góp phần tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh xơ gan.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng và xây dựng thực đơn với tỷ lệ: 91,9%, 89,2% và 89,2%. Nhu cầu năng lực và nhu cầu vị trí việc làm của Cử nhân Dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào đơn vị tuyển dụng.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu nhằm mô tả thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh xơ gan từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020. Nghiên cứu cho thấy 22,5% có sử dụng bữa phụ buổi tối muộn, tuy nhiên năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong bữa phụ tối muộn chưa đạt nhu cầu khuyến nghị với năng lượng là 140,4 Kcal, protein là 5,09 ± 2,53g; lượng glucid là 19,1g. Khẩu phần 24h đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm 27,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng hạn chế tiêu thụ rượu, bia là 67,5%; thực hành đúng 4 - 6 bữa/ngày là 27,5%. Thực hành dinh dưỡng trên ngươi bệnh xơ gan rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu cắt ngang trên 500 phụ nữ độ tuổi lao động tại công ty Midori Apparel Việt Nam từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020 nhằm đánh giá thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng. Kết quả: tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh là 5,6%, tỷ lệ thiếu sắt dự trữ là 3,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm cao, chiếm 67,6%. Kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân rất thấp, tới 492 nữ công nhân (98,4%) không có kiến thức về thiếu kẽm, đặc biệt 0% nữ công nhân có kiến thức tốt về thiếu kẽm. Có mối liên quan giữa kiến thức về thiếu sắt với tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh ở nữ công nhân với p < 0,05.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|