Bệnh GTQĐ ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo và thiếu thốn với khả năng tiếp cận nước sạch, điều kiện vệ sinh kém, ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với tỷ lệ lưu hành cao nhất được báo cáo từ châu Phi cận Sahara, Trung Quốc, Nam Mỹ và châu Á.Trẻ em đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đi học là đối tượng dễ nhiễm GTQĐ nhưng ý thức tự bảo vệ còn chưa cao và cần có người lớn hướng dẫn thói quen an toàn và thực hiện các biện pháp phòng chống GTQĐ cho trẻ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Kiến thức, thái độ, thực hành và thực trạng nhiễm giun truyền qua đất của người trưởng thành tại một số xã ngoại thành Hà Nội năm 2023”
Với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh giun truyền qua đất của người trưởng thành tại xã Yên Bài và thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2023.
2. Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở người trưởng thành tại điạ điểm trên năm 2023.
2.1.Đối tượng nghiên cứu
*Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người trưởng thành (từ 18 tuổi).
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
*Tiêu chuẩn loại trừ:
- Vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu.
- Không đủ năng lực về sức khỏe tâm thần.
- Những người uống thuốc giun trong vòng 2 tháng.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn chủ đích xã Yên Bài và thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội tiến hành nghiên cứu.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:
Tiến hành từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2024.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu
Chọn chủ đích 150 người từ 18 tuổi trở lên/1 xã, 2 xã 300 người.
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết đến giun đũa cao nhất 46,98%, kế tiếp là giun móc/mỏ (32,21%); giun tóc 21,81%;19,74% biết cả 4 loại GTQĐ, 42,28% không biết về GTQĐ.
- Có 44,19% đối tượng nghiên cứu cảm thấy bình thường khi bị nhiễm GTQĐ, số ít hơn thấy hoảng sợ (35,47%) và lo lắng (20,35%); có 65,7% đối tượng nghiên cứu chọn đến Trạm Y tế khi nhiễm GTQĐ, chỉ có 2,33% đối tượng nghiên cứu chọn đến bệnh viện tỉnh/TP và 1,16% chọn đến bệnh viến tuyến Trung ương.
- 69,13% là tỷ lệ ĐTNC có ăn rau sống, 18,12% có đi chân đất, 84,9 rửa tay trước khi ăn và 33,89 có uống thuốc tẩy giun định kỳ.
- Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung đạt là 31% và thực hành chung đạt là 87%.
Mục tiêu
1. Mô tả thực trạng phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu và bàn giao chất thải nhựa tại bệnh viện đa khoa Sơn Tây năm 2022
2. Tìm hiểu một số cơ hội và thách thức cho việc quản lý chất thải nhựa tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây năm 2022
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu áp dụng phương pháp, hồi cứu hồ sơ, sổ sách, báo cáo về công tác quản lý chất thải nhựa của bệnh viện.
Kết quả: Khối lượng CTN phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây năm 2022 so với tổng lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện là 11.168kg (4,54%) bao gồm CTN lây nhiễm 10.320kg (22,8%), CTN nguy hại không lây nhiễm 25kg (14,12%), CTN có khả năng tái chế là tái chế là 823kg bao gồm CTN tái chế từ hoạt động chuyên môn 735kg (28%) và CTN tái chế từ hoạt động sinh hoạt 88kg (0,05%). Khối lượng chất thải tái chế tại BVĐK Sơn Tây năm 2022 là 2714kg bao gồm CTN (823kg) và các chất thải không phải là sản phẩm từ nhựa (1891kg). Trong 823kg CTN tái chế gồm chai dịch truyền 600kg/năm (22,1%), can nhựa 135kg/năm (4,98%) và nhựa sinh hoạt 88kg/năm (3,24%).
Kết luận: Tỉ trọng CTN so với tổng chất thải y tế là đáng kể. Trong các loại CTN phát sinh, CTN lây nhiễm cao nhất, tiếp đến là chất thải nhựa tái chế, CTN nguy hại không lây nhiễm, CTN thông thường. Vì vậy, để hạn chế và giảm thiểu lượng chất thải nhựa phát sinh, BVĐK Sơn Tây cần thực hiện phân loại thu gom, lưu giữ, xử lý đúng quy định về quản lý chất thải y tế. Bên cạnh đó, Bệnh viện nên thực hiện mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường, cải tiến ứng dụng kỹ thuật vào công tác khám chữa bệnh… để giảm thiểu CTN phát sinh
1. Mục tiêu:
- Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022.
- Mô tả kiến thức, thái độ về phòng ngừa xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế tại bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn tự điền và phiếu giám sát để thu thập số liệu nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2023.
3. Kết quả: Trong tổng số 130 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 77,7% đối tượng có kiến thức đạt về VSTTQ, 92,3% ĐTNC có thái độ tích cực và tỷ lệ tuân thủ VSTTQ là 62%. 76,2% đối tượng có kiến thức đúng và 93,8% đối tượng tham gia nghiên cứu có thái độ tích cực về phòng ngừa, xử trí tổn thương do vật sắc nhọn. Trong 1 năm qua có 46,2% đối tượng tham gia nghiên cứu đã bị tổn thương do vật sắc nhọn, trong đó 60% ĐTNC có thực hành đúng xử trí sau tổn thương. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến kiến thức về VSTTQ của nhân viên y tế. Một số yếu tố như vị trí công tác, thâm niên công tác và giới tính có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa xử trí phơi nhiễm với VSN.
4. Kết luận: Đa số nhân viên y tế tại bệnh viện Châm cứu Trung ương có kiến thức đạt và thái độ tích cực về VSTTQ và phòng ngừa, xử trí tổn thương do vật sắc nhọn. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ thực hành VSTTQ chưa cao (62%). Và khi xảy ra tổn thương do vật sắc nhọn vẫn còn NVYT có thực hành xử trí tổn thương chưa đúng để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi những nguy cơ gây bệnh.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác phát sinh, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2022; phân tích thách thức và cơ hội trong công tác quản lý chất thải rắn y tế của Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua số liệu sẵn có từ sổ sách, tài liệu, hồ sơ quy định và cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình quản lý chất thải rắn y tế năm 2022 và nghiên cứu định tính lãnh đạo và nhân viên y tế đang làm việc tại các khoa lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện; từ tháng 04/2022 đến tháng 11/2023. Kết quả và kết luận: Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phân loại được cung cấp tương đối đầy đủ cho các khoa, phòng theo quy định. Các dụng cụ như túi, hộp/thùng đựng chất thải sắc nhọn, thu gom chất thải đã được trang bị đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, do lượng chất thải phóng xạ quá ít nên bệnh viện chưa trang bị hết túi, hộp/thùng phân loại rác màu đen cho tất cả các khoa, phòng.
Mục tiêu: Thanh thiếu niên có đầy đủ kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ của học sinh trung học phổ thông về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 420 học sinh tại trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2022.
Kết quả: Kết quả cho thấy học sinh có kiến thức đạt là 39%, thái độ tích cực là 96%. Tỷ lệ học sinh cho biết rằng QHTD lần đầu có thể khiến phụ nữ mang thai là 57,6%, tỷ lệ học sinh hiểu rằng phụ nữ có khả năng mang thai cao nhất ở giữa chu kỳ kinh nguyệt là rất thấp, chỉ có 4,8%. Có 75% học sinh tham gia nghiên cứu biết ít nhất một BPTT. Trong đó, BCS là BPTT được học sinh biết đến nhiều nhất (65,5%). Tỷ lệ học sinh cho biết rằng họ đã nghe TDAT an toàn là 81,4%. Tuy nhiên, trong số 342 học sinh đã nghe về TDAT chỉ có 43,8% hiểu đúng về TDAT. Tỷ lệ học sinh đã từng nghe về lạm dụng tình dục là 61,4%. Các yếu tố liên quan kiến thức của học sinh về SKSS VTN gồm: Môi trường sống, có phòng riêng, thứ tự con trong gia đình. Yếu tố liên quan đến thái độ của học sinh về SKSS VTN gồm: Môi trường sống và số anh chị em trong gia đình.
Kết luận: Kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh của trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2 chưa cao. Việc nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách hiệu quả và kịp thời là rất cần thiết, giúp học sinh tự chăm sóc bản thân và phát triển toàn diện.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của nhân viên y tế tuyến cơ sở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An năm 2022
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Có 55,6% nhân viên y tế có kiến thức đạt về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe. Trong đó, có 24,5% nhân viên y tế có kiến thức đúng về biểu hiện của biến đổi khí hậu, 22,1% nhân viên y tế có kiến thức đúng về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Có 51,4% nhân viên y tế có thái độ đạt trong việc dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe. Tỷ lệ nhân viên y tế thực hành về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe thấp 34,4%. Nhóm nhân viên y tế không đạt về kiến thức có nguy cơ không đạt về thái độ cao hơn gấp 2,05 lần so với nhóm nhân viên y tế có kiến thức đạt (OR = 2,05, p = 0,001). Nhóm nhân viên y tế không đạt về thái độ có nguy cơ không đạt về thực hành cao hơn gấp 4,77 lần so với nhóm nhân viên y tế có thái độ đạt (OR = 4,77, p <0,001).
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại các bệnh viện tư nhân tại Việt Nam với cỡ mẫu 29.005 nhân viên y tế nhằm mô tả mức độ hài lòng và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế (CSYT) tư nhân trên toàn quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm chủ yếu (69,35%), tuổi trung bình 32,82 ± 9,57 tuổi. Điều dưỡng, hộ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,35%. Sự hài lòng chung về bệnh viện và về lãnh đạo, đồng nghiệp có điểm trung bình cao nhất, lần lượt 4,25 và 4,23 điểm. Sự hài lòng về thu nhập thấp nhất với 4,11 điểm. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng gồm nữ giới có mức độ hài lòng với công việc thấp hơn nam giới; các nhà quản lý, lãnh đạo bệnh viện có hài lòng cao hơn so với những vị trí công việc khác; nhân viên làm trong khối hành chính có sự hài lòng cao hơn so với các khoa khác; người có kiêm nhiệm từ hai công việc trở lên và số buổi trực trong một tháng nhiều hơn thì mức độ hài lòng càng giảm. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu lý do về mức độ hài lòng khác nhau và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân.
Mục tiêu:
1, Mô tả cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên khoa Ngoại ngữ tại trường Đại học Thăng Long, thành phố Hà Nội năm học 2021- 2022
2, Phân tích một số yếu tố liên quan đến cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Thăng Long, thành phố Hà Nội năm học 2021- 2022
Đối tượng:
Sinh viên Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Thăng Long, năm học 2021 – 2022
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả chính:
Các sinh viên chủ yếu sử dụng các chiến lược thuộc nhóm “Tiếp cận”, tuy nhiên vẫn có không ít sinh viên chọn cách ứng phó thuộc nhóm “Né tránh”. “Hỗ trợ xã hội” là nhóm được sử dụng ít nhất. Cần có các biện pháp hỗ trợ để các em sinh viên có thể từng bướ chuyển đổi từ áp dụng“Né tránh” sang “Hỗ trợ xã hội” và “Tiếp cận”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản của sinh viên, học viên học tập tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 - 2022.
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản của sinh viên, học viên học tập tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 - 2022.
Đối tượng: 412 sinh viên (sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng), học viên (bác sĩ, điều dưỡng) đến thực hành tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 02/2022 đến tháng 03/2022
Phương pháp nghiên cứu: dịch tễ học mô tả cắt ngang, nhằm mục đích đánh giá kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản trên nhóm đối tượng học viên, sinh viên đến thực hành tại bệnh viện Nhi Trung ương.
Tóm tắt kết quả: Tỷ lệ học viên, sinh viên có kiến thức tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn chưa cao, chỉ chiếm 46,6%. Nhóm đối tượng đã được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn có điểm trung bình kiến thức cao hơn nhóm chưa được đào tạo là 1,5 điểm và thời gian đào tạo trong vòng 6 tháng trở lại đây thì điểm trung bình cao hơn nhóm đã đào tạo trên 6 tháng khoảng 0,9 điểm. Học viên có kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn tốt gấp 3 lần so với nhóm sinh viên. Trong nhóm học viên, đối tượng có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm lại có kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn so với nhóm có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, gấp 1,87 lần (95% CI 1,24 - 2,82).
Tạp chí nghiên cứu Y học
Tạp chí nghiên cứu Y học
Tạp chí Y Dược học
Tạp chí Y Dược học
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
Y học Thành phố Hồ Chí Minh
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|