Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng hoạt động thể lực của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội năm 2023, và (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp 352 người bệnh THA ngoại trú. Kết quả cho thấy có 77,3% người tham gia nghiên cứu có HĐTL đạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (thời gian HĐTL trung bình của người bệnh là 415,2±297,5 phút/tuần). Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới HĐTL của đối tượng nghiên cứu là tuổi (OR=0,95, 95%CI: 0,91-0,99), nhận thức lợi ích và rào cản của HĐTL (OR=1,87, 95%CI: 1,04-3,34), yếu tố liên cá nhân (OR=0,76, 95%CI: 0,60-0,95), và yếu tố môi trường (OR=3,22, 95%CI: 1,99-5,20). Tỷ lệ người bệnh THA tại bệnh viện thực hiện HĐTL đạt cao hơn một số nghiên cứu trên cùng đối tượng. Cán bộ y tế tiếp tục chú trọng hướng dẫn người bệnh HĐTL phù hợp với tuổi và tình trạng bệnh, tập trung nâng cao nhận thức của người bệnh và người nhà về lợi ích và rào cản của HĐTL, các cấp chính quyền xây dựng, cải tạo và duy trì cơ sở hạ tầng an toàn, phù hợp để người dân tăng cường HĐTL.
Mục tiêu: 1. Mô tả thái độ về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất ngành bác sĩ y khoa của Trường Đại Học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thái độ về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất ngành bác sĩ y khoa của Trường Đại Học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021.
Đối tượng : Nghiên cứu được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất hệ bác sĩ y khoa năm học 2020-2021 tại trường Đại học Y Hà Nội.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả chính:
1. Thái độ về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất ngành bác sĩ y khoa Trường Đại Học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021.
Sinh viên năm nhất của hệ bác sĩ đa khoa đại học Y Hà Nội có thái độ tích cực về học kỹ năng giao tiếp hơn là thái độ tiêu cực.
Thái độ tích cực về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm nhất là cao đạt 49,7 điểm/ 65 điểm. Điểm trung bình tiểu mục cao nhất về vai trò và tầm quan trọng của học kỹ năng giao tiếp như “Phát triển KNGT của tôi cũng quan trọng như phát triển kiến thức của tôi về y học”, “học KNGT rất quan trọng vì khả năng giao tiếp là một kỹ năng suốt đời”, “tôi nghĩ rằng học KNGT rất hữu ích cho tấm bằng y khoa của mình”, hay “học kỹ năng giao tiếp đã và sẽ giúp tôi tôn trọng bệnh nhân”. Điểm đánh giá thấp nhất về học kỹ năng giao tiếp vui và thú vị.
Thái độ tiêu cực về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm nhất là thấp, đạt 31,8 điểm trên 65 điểm. Điểm trung bình tiểu mục đồng ý cao nhất là“Việc giảng dạy KNGT sẽ mang hình ảnh tốt đẹp hơn nếu nó giống một môn khoa học hơn”. Điểm trung bình tiểu mục không đồng ý nhất là “Tôi không hiểu học KNGT để làm gì”; “Tôi không cần KNGT giỏi để trở thành bác sĩ”
2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất ngành bác sĩ y khoa Trường Đại Học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021.
Yếu tố liên quan đến thái độ tích cực về học KNGT: bố là bác sĩ, phương pháp đóng vai phù hợp để dạy KNGT, nội dung giảng dạy KNGT hấp dẫn, và sinh viên có bố mẹ và người thân cho rằng học KNGT là cần thiết.
Yếu tố liên quan đến thái độ tiêu cực về học KNGT: phương pháp đóng vai không phù hợp để dạy KNGT, nội dung giảng dạy KNGT không hấp dẫn, và bản thân sinh viên không cho rằng KNGT là cần thiết.
|