Mục tiêu: Mô tả thực trạng và phân tích các yếu tố liên quan đến bắt nạt trực tuyến ở học sinh phổ thông, dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Miền Tây, Yên Bái năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 414 học sinh dân tộc thiểu số độ tuổi từ 15 - 19 tuổi, trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông (PT DTNT THPT) Miền Tây, Yên Bái năm học 2023 - 2024 về thực trạng bắt nạt trực tuyến. Nghiên cứu áp dụng thang đo Cyber Bullying Inventory đã được kiểm định và phương pháp chọn mẫu toàn bộ.
Kết quả: Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức là 29,0%, trong đó thỉnh thoảng bị bắt nạt là 23,7%, thường xuyên bị bắt nạt là 5,3%. Một số trải nghiệm bị bắt nạt với tần suất nhiều là “bị người lạ hoặc người mà bạn không thích thường xuyên gửi tin nhắn quấy rầy”, “bị xâm nhập trái phép vào các tài khoản trên mạng xã hội”, “bị đặt điều/ nói những điều không có thật về mình”. Đối tượng gây ra chủ yếu là người lạ/ không quen biết (52,2%), cách ứng phó mà học sinh chọn nhiều nhất là chia sẻ thông tin và tìm lời khuyên (63,5%). Khối lớp 12 có nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến cao hơn khối lớp 10 và 11.
Kết luận: Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số bị bắt nạt trực tuyế n chiếm tỉ lệ khá cao. Các trải nghiệm bắt nạt trực tuyến với nhiều hình thức và tần suất nhiều, tuy nhiên đối tượng bắt nạt đa số là người lạ/ không quen biết.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống Sốt xuất huyết Dengue của sinh viên nội trú trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 198 sinh viên nội trú trường Đại học Thủy Lợi, quận Đống Đa, Hà Nội.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) của đối tượng trong nghiên cứu này lần lượt là 12,21±6,27 điểm trên tổng 29 điểm, 22,99±5,79 điểm trên tổng 32,0 điểm và 6,21±3,17 điểm trên tổng 21 điểm. 52,5%, 54,0% và 54,5% sinh viên được đánh giá có kiến thức đạt, thái độ tích cực và thực hành đạt về phòng chống SXHD. Trong mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy sinh viên có kiến thức đạt hoặc được nhận thông tin về SXHD từ 2 hình thức truyền thông trở lên có khả năng có thực hành đạt về phòng chống SXHD cao hơn sinh viên có kiến thức không đạt và chưa được truyền thông về SXHD, trong khi sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin có khả năng có thực hành đạt về phòng chống SXHD thấp hơn sinh viên các chuyên ngành khác.
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên nội trú có kiến thức đạt, thái độ tích cực và thực hành đạt về phòng chống SXHD vẫn còn thấp. Các yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống SXHD của sinh viên bao gồm: chuyên ngành học, kiến thức và số lượng hình thức truyền thông về SXHD mà đối tượng nghiên cứu đã nhận.
Hiện nay, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, ý thức của người dân về tầm quan trọng của chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ngày một nâng cao. Nâng cao trải nghiệm của người bệnh góp phần quan trọng chuyển đổi tư duy của người bệnh từ chuyện xem bệnh viện là một phương án “bất đắc dĩ” thành một sự lựa chọn đáng tin cậy về tổng thể các dịch vụ y tế. Thuật ngữ “trải nghiệm của người bệnh” (patient experience) ngày càng được phố biến và sử dụng rộng rãi. Bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau của trải nghiệm người bệnh, chúng ta có thể đánh giá mức độ mà người bệnh đang được chăm sóc, tôn trọng và đáp ứng với sở thích, nhu cầu và giá trị của từng người bệnh. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2022 – 11/2023 nhằm mô tả trải nghiệm của người nhà bệnh nhi được điều trị nội trú và phân tích một số yếu tốt liên quan. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp hồi quy logistic đơn biến để phân tích mối liên quan giữa trải nghiệm của người nhà bệnh nhi và một số yếu tố liên quan. Số liệu được thu thập bằng phiếu phát vấn từ điền với 230 người nhà bệnh nhi, nhập số liệu bằng phần mềm EPI DATA 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 16.0. Kết quả cho thấy 93,9% đối tượng có trải nghiệm tích cực về chất lượng dịch vụ chung. 5/9 khía cạnh có tỷ lệ trải nghiệm tích cực cao trên 80% bao gồm: thủ tục nhập viện (87,4%), chăm sóc của điều dưỡng (93,5%), chăm sóc của bác sĩ (93,0%), yếu tố của môi trường bệnh viện (83,9%), hiểu biết chăm sóc và điều trị sau khi rời bệnh viện (93,0%). 4/9 khía cạnh có tỷ lệ trải nghiệm tích cực thấp nhất từ 69,1% đến 78,3%. Trong đó thấp nhất là tỷ lệ trải nghiệm tích cực về thủ tục thanh toán tại bệnh viện (69,1%). Các kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin giúp Bệnh viện Nhi Trung ương chủ động rà soát, củng cố và cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Mục tiêu: Mô tả cơ cấu bệnh tật của người bệnh nội trú điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh giai đoạn 2018 - 2022 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới cơ cấu bệnh tật của người bệnh nội trú.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu hồ sơ bệnh án điều trị nội trú được lưu trên hệ thống HIS có thời gian nhập viện từ 01/01/2018 đến 31/12/2022 kết hợp nghiên cứu định tính.
Kết quả: Nhóm tuổi của người bệnh chủ yếu từ 16-49 tuổi và 50-69 tuổi. Tỷ lệ người bệnh ở nhóm trên 70 tuổi có xu hướng tăng qua các năm từ 17,64% năm 2018 lên 21,21% năm 2022. 4 chương bệnh về hô hấp, tiêu hóa, sản khoa và tuần hoàn là 4 chương có tỷ lệ mắc cao nhất, riêng các bệnh cơ xương khớp có tăng tỷ lệ vào năm 2022. Năm bệnh thường gặp nhất trong giai đoạn 2018-2022 rất ít thay đổi, bao gồm: đẻ thường/mổ đẻ một thai, đau dây thần kinh tọa, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh viêm phổi gia tăng vào năm 2022. Các yếu tố liên quan đến cơ cấu bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Trong đó, nhân lực và đào tạo là quan trọng nhất; Thông tuyến tỉnh BHYT chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm bệnh có chỉ định nhập viện rõ ràng hoặc cần can thiệp thủ thuật; các bệnh lý mạn tính ít bị ảnh hưởng bởi chính sách thông tuyến.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, thực hiện trên 300 HSBA nội trú của 5 khoa lâm sàng đã ra viện và 3 cuộc phỏng vấn sâu, 3 cuộc thảo luận nhóm với một số nhân viên y tế, quản lý bệnh viện
Kết quả: Kết quả cho thấy tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 86,7%. 12,6% số tiểu mục nghiên cứu có tỷ lệ hồ sơ bệnh án đạt dưới 85%. Phần Tổng kết bệnh án tỷ lệ ghi đạt thấp nhất với 43%. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện sát sao; công tác đào tạo, tập huấn về ghi chép HSBA còn chưa được quan tâm; chưa có các chế tài xử lý vi phạm hay quy chế khen thưởng trong công tác ghi chép hồ sơ bệnh án là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án.
Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra kết quả tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt (trong đó điểm hồ sơ bệnh án ≥ 85% tổng điểm tối đa) của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 86,7%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hồ sơ đạt giữa số điều dưỡng chăm sóc với chất lượng ghi HSBA phần bệnh án và chất lượng ghi HSBA phần tổng kết bệnh án; giữa số ngày điều trị và chất lượng ghi HSBA phần tổng kết bệnh án; giữa số ngày điều trị (p < 0,05). Từ đó nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị giúp Bệnh viện cải thiện tốt hơn chất lượng hồ sơ bệnh án.
1) Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.
2) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ CAHPS phiên bản tiếng Việt sẵn có theo hình thức phỏng vấn.
3) Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chung là 79,61%. Tỷ lệ người bệnh trải nghiệm tích cực cao ở các khía cạnh: khi nhập viện (92,7%), chăm sóc của điều dưỡng (82,1%), chăm sóc của bác sỹ (91,7%), chăm sóc của kỹ thuật viên (80,04%), máy móc, dụng cụ (94,3%), khi làm thủ tục thanh toán ra viện (95,5%), khi xuất viện (96,3%). Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chưa cao ở các khía cạnh: trông giữ xe (53,1%), môi trường bệnh viện (57,85%), quá trình điều trị (52,48%). Những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú là người bệnh có thẻ BHYT, số lần điều trị, tình trạng khi xuất viện. trải nghiệm tích cực gấp 3,66 lần so với nhóm người bệnh không có thẻ BHYT, người bệnh điều trị từ lần 2 trải nghiệm tích cực gấp 2,99 lần so với nhóm điều trị lần đầu.
4) Kết luận: Trải nghiệm tích cực của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đạt 79,61%. Cần tập huấn giao tiếp ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh và tăng cường vệ sinh buồng bệnh.
Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh nội trú tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, thành phố Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 232 người bệnh điều trị nội trú của 3 khoa tại bệnh Bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm người bệnh nội trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thang điểm Likert 5 mức độ.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực chung là 95,3%, điểm trung bình chung đạt 4,76 ± 0,32 điểm. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về môi trường – cơ sở vật chất của bệnh viện thấp nhất với 81,5%. Khoa Ngoại, tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực là 100%, điểm trung bình chung cao nhất 4,82 ± 0,20 điểm. Tỷ lệ trải nghiệm tích cực ở nhóm người bệnh có khả năng chi trả cao hơn nhóm người bệnh phải vay mượn.
Kết luận: Người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh có trải nghiệm tích cực về môi trường - cơ sở vật chất, chăm sóc của nhân viên y tế, thông tin trong điều trị với tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa khả năng chi trả với tỷ lệ trải nghiệm tích cực chung của người bệnh điều trị nội trú với OR = 5,169; 95%CI = 1,402-19,061.
Từ khóa: Trải nghiệm người bệnh, nội trú, bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh.
Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại 2 khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 208 người bệnh điều trị nội trú tại khoa Phẫu thuật Gan mật và khoa Ung bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức theo bộ công cụ được xây dựng và phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu Sức khỏe Hoa Kỳ CAHPS có sẵn phiên bản tiếng Việt đã được chuẩn hóa.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có trải nghiệm tích cực chung là 80,0%. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về khía cạnh khi nhập viện (98,6%) có tỷ lệ cao nhất và khía cạnh trong quá trình điều trị tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp nhất (67,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loại bệnh điều trị với trải nghiệm của người bệnh.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có trải nghiệm tích cực khá cao (80,0%), trong đó tỷ lệ trải nghiệm tích cực thấp hơn ở 2 khía cạnh: trong quá trình điều trị (67,5%) và khía cạnh xuất viện là (67,5%),, loại bệnh điều trị có liên quan đến trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú (với OR; 95%CI = 2,29; 1,0-5,1). Để nâng cao chất lượng của bệnh viện cũng như trải nghiệm của người bệnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đào tạo tập huấn về giao tiếp ứng xử cho nhân viên. Duy trì thường xuyên cập nhật kỹ thuật mới, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tốt hơn nữa hiệu quả điều trị. Đơn giản hóa thủ tục, hình thức thanh toán viện phí hạn chế tối đa thời gian chờ xuất viện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình khám, điều trị và thực hiện các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm người bệnh.
Trải nghiệm của người bệnh (TNNB) là sự tương tác của người bệnh với các dịch vụ cung ứng của các cơ sở y tế, bao gồm cả kế hoạch chăm sóc của cơ sở y tế so với thực tế, đến tương tác với các bác sĩ, điều dưỡng, và các nhân viên y tế khác trong bệnh viện, cả về thực hành của thầy thuốc và các cơ sở hạ tầng của bệnh viện. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được.6 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), COPD là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ ba trên thế giới. Với nhu cầu phát triển bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đặc biệt là khám chữa bệnh nội trú cho người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nghiên cứu: “Trải nghiệm của người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022 và một số yếu tố liên quan” được thực hiện với 2 mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022 và phân tích một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với đối tượng nghiên cứu là 250 người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/10/2022 đến tháng 30/11/2022. Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu của Trần Thị Diệp tại bệnh viện Thanh Nhàn. Kết quả cho thấy có 90,0% người bệnh có trải nghiệm tích cực về chất lượng dịch vụ chung tại bệnh viện và 88,3% người bệnh chắc chắn có quay lại hoặc giới thiệu bệnh viện đến người thân của họ. Yếu tố tích cực: Dịch vụ gửi xe tại viện tốt; Điều dưỡng và Bác sĩ có thái độ tốt; Phòng bệnh và phòng vệ sinh sạch sẽ; Nhân viên y tế cung cấp thông tin chi tiết về thuốc và thủ tục thanh toán. Yếu tố tiêu cực: Người bệnh chưa được giải thích đầy đủ về quy trình khám và sàng lọc Covid-19 khi nhập viện; Chất lượng đồ vải chưa được tốt; Người bệnh gặp khó khăn khi làm thủ tục thanh toán. Từ đó, Bệnh viện cần có biện pháp nâng cao chất lượng môi trường bệnh viện, đặc biệt là chất lượng đồ vải và giữ yên tĩnh môi trường bệnh viện; Đơn giản hóa các hình thức thanh toán viện phí; Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bệnh viện, đặc biệt đối với người bệnh khám cấp cứu; Nhân viên y tế cần tăng cường hỗ trợ khi người bệnh gặp phải khó khăn trong quá trình khám, nhập viện và thanh toán.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023-2024; mô tả khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023-2024. Đối tượng: Người bệnh được chẩn đoán xác định tăng huyết áp nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 20,5% thừa cân, 1,7% béo phì và 6,8% thiếu năng lượng trường diễn chiếm theo phân loại BMI; Có 43,2% đối tượng có chu vi vòng eo cao; 73,9% có tỉ số WHR cao; Tỷ lệ người bệnh có tăng glucose máu, tăng cholesterol, tăng Triglyceride, tăng LDL-C, giảm HDL-C lần lượt là 38,6%, 48,9%, 53,4%, 30,1%, 13,1%. Tần suất tiêu thụ thực phẩm: người bệnh thường xuyên sử dụng thịt hàng ngày, nhưng ít sử dụng cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ; thường xuyên ăn rau xanh nhưng ít ăn trái cây. Năng lượng khẩu phần 24 giờ trung bình theo cân nặng là 24,3 ± 6,2kcal/kg/ngày; Tỷ lệ người bệnh không đạt nhu cầu năng lượng là 82,2%, glucid là 88,9%, lipid là 70%, protein là 56,7%. Lượng chất xơ trong khẩu phần thấp 6,51 ± 2,99g/ngày, với 100% người bệnh không đạt so với khuyến nghị. Lượng natri khẩu phần trung bình là 1381,41 ± 523,2 mg. 100% người bệnh không đạt nhu cầu về kali và canxi.
Tạp chí Y học cộng đồng
Mục tiêu: Mô tả thực trạng hồ sơ bệnh án (HSBA) nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 300 HSBA ngẫu nhiên và 07 phỏng vấn sâu và 03 thảo luận nhóm với nhân viên y tế. Kết quả: Tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 74,7%. Yếu tố cá nhân là nhận thức của nhân viên y tế (NVYT) về HSBA ảnh hưởng đến ghi chép HSBA; công tác kiểm tra, giám sát; công tác bình bệnh án; chưa tổ chức được các buổi tập huấn hay hướng dẫn công tác làm HSBA; chưa có các chế tài phù hợp. Yếu tố hạn chế được chỉ ra là lưu lượng người bệnh đông, nguồn nhân lực; phần hành chính trong HSBA. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi chép HSBA của NVYT.
Mục tiêu: mô tả thực trạng hồ sơ bệnh án (HSBA) nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 300 HSBA ngẫu nhiên và 07 phỏng vấn sâu và 03 thảo luận nhóm với nhân viên y tế.
Kết quả: Tỉ lệ hồ sơ bệnh án ghi đạt của toàn bộ hồ sơ bệnh án là 74,7%. Yếu tố cá nhân là nhận thức của NVYT về HSBA ảnh hưởng đến ghi chép HSBA; Công tác kiểm tra, giám sát; công tác bình bệnh án; chưa tổ chức được các buổi tập huấn hay hướng dẫn công tác làm HSBA; chưa có các chế tài phù hợp. Yếu tố hạn chế được chỉ ra là lưu lượng người bệnh đông, nguồn nhân lực; phần hành chính trong HSBA.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi chép HSBA của NVYT
- Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình năm 2021. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình năm 2021.
- Đối tượng: Người chăm sóc chính của bệnh nhi (người nhà bệnh nhi) điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình trong thời gian khảo sát.
- Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 245 người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình từ tháng 7/2021 đến tháng 04/2022. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi đánh giá trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ về các cơ sở y tế và hệ thống chăm sóc sức khoẻ (Consumer Assessment of Healthcare Providers and Systems – CAHPS) được phát triển bởi Cơ quan nghiên cứu chất lượng Y tế Mỹ (AHRQ).
- Kết quả: Đánh giá tổng thể về bệnh viện, tỷ lệ trải nghiệm tích cực của ngưười nhà bệnh nhi về bệnh viện đạt 54,7%. Kết quả phân tích cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đánh giá trải nghiệm tích cực chung với một số yếu tố: bệnh đang điều trị, tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh nhi, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình cảm hiện tại của bệnh nhi.
Tạp chí Y học cộng đồng
Tạp chí nghiên cứu Y học
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Mô tả cắt ngang hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú ở Bệnh viện đa khoa Đống Đa với mục tiêu Mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến điều trị nội trú ở Bệnh viện đa
khoa Đống Đa năm 2017 - 2019. Kết quả cho thấy, trong 3 năm 2017 - 2019 các bệnh thuộc Chương I: Nhiễm khuẩn và ký sinh vật và Chương X Bệnh hô hấp đều có tỉ lệ khám cao, với các tỉ lệ lần lượt là Chương I: 29,7%; 11,5%, 20,1% và Chương X: 21,0%; 25,1% và 24,5%. Chương bệnh có tỷ lệ bệnh nhân đến khám ít trong các năm 2017 - 2019 là Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh, Chương XV: Chửa đẻ và sau đẻ với số lượt là 0 - 10 lượt. Các năm 2017 - 2019 bệnh Viêm phổi và Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp mắc cao hơn các bệnh khác, với các tỷ lệ theo năm 2017 - 2019 lần lượt là bệnh Viêm phổi: 6,6%; 8,2%; 8,5%
và Viêm phế quản và tiểu phế quản cấp: 5,3%; 5,8%; 5,7%. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp đưa ra chiến lược phù hợp cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị bệnh.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
This study aimed to describe mental health service utilization and examine associated factors among students in Vietnam. Data were collected at eight universities in Hanoi, Vietnam, in 2018 using an administered questionnaire. The total number of participants was 9,120 (95.1% response rate). Among stu dents participating in our survey, 12.5% (95% CI: 10.9–14.1) with depression and/or anxiety symptoms used mental health service in the last 12 months. In the multivariable regression models, significant factors associated with mental health ser vice utilization were marital status, types of housemate, men tal health problems, physical activity, smoking status, and alcohol drinking. Our study made recommendations to stake holders for improving mental health services utilization among students in Vietnam. These findings had important implica tions for future research on factors associated with mental health service utilization among university students.
|