Objective: Many COVID-19 patients in ICU suffered from acute respiratory distress syndrome (ARDS), which requires urgent respiratory and hemodynamic support. There are several nutrition-specific issues in ICU COVID-19 patients that need to be taken into consideration, such as malnutrition and the refeeding syndrome. Refeeding syndrome must be prevented when we feed patients to avoid overfeeding and its complications. In this study, we aimed to assess the risk of refeeding syndrome and related factors in COVID-19 patients in ICU at COVID-19 Patients Treatment Hospital (COVID-19 hospital) in 2021-2022.
Subject: 359 COVID-19 patients in ICU at COVID-19 hospital
Method: A cross-sectional study was conducted among COVID-19 patients admitted to the COVID-19 hospital from September 2021 to December 2022. The nutritional status of patients was assessed by GLIM 2019 criteria. The risk of refeeding syndrome was evaluated by ASPEN 2020 criteria.
Results: The risk of refeeding syndrome in COVID-19 patients in ICU was 54.04%, of which moderate risk was 37.33%, compared with 16.7% for severe risk. The associated factors to the risk of refeeding syndrome included overweight, using non-invasive positive-pressure ventilation, invasive mechanical ventilation, feeding through enteral nutrition and feeding through total parenteral nutrition.
Conclusion: The refeeding syndrome is a severe complication of nutritional intervention; therefore, early diagnosis and preventive treatment of refeeding syndrome will help prevent feeding complications in ICU patients
It is crucial to study characteristics and determine associated factors with the severe progression of COVID-19 while the pandemic has been complicated yet. We aimed to describe the characteristics of COVID-19 vaccination, clinical classification and determine associated factors with the severe progression of disease among COVID-19 hospitalized patients within six months in 2022.
Methods: A study was conducted among 3,242 COVID-19 patients in two provincial hospitals in Bac Ninh and Nghe An from January to June 2022. A cross-sectional study was utilized to describe the prevalence of COVID-19 vaccination and clinical classification among COVID-19 patients. A nested case-control study was conducted among 771 COVID-19 patients who were classified into the non-severe group within the first 24 hours of admission. Cases were defined as progress to severe COVID-19 during hospitalization and controls were COVID-19 patients who did not progress to the severe stage of disease. We used an online research health record to collect patient’s information. Multivariable logistic regression was utilized to explore and decide associated factors with the progression to severe COVID-19 among participants.
Results: 30.1% of patients have not been vaccinated against COVID-19 yet and 60.6% of patients had been vaccinated at least two doses against COVID-19. The percentage of patients who were classified into the severe disease group at admission time was 20.0% and 4.8% of patients progressed to severe COVID-19 during hospitalization. Older age, male, pre-comorbidities such as diabetes, chronic cardiovascular or pulmonary disease increased the likelihood of progressing to severe COVID-19 disease. D-dimer ≥ 500 ng/ml, the percentage of lymphocytes in blood < 20%, and C-reactive protein (CRP) ≥ 5 mg/l were identified as prognostic factors for severe progression of COVID-19. At least two primary doses of the COVID-19 vaccine and combining at least one dose of AstraZeneca with other types of COVID-19 vaccine significantly decreased the chance of deteriorating COVID-19.
Conclusion: Our findings highlighted that it is important to monitor patients and early diagnoses with the help of prognostic factors. Moreover, widely supplying two primary and boosted doses of the COVID-19 vaccine for people, especially for the high-risk population is necessary.
1. Mục tiêu:
- Mô tả thực trạng duy trì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) của nam quan hệ tình dục đồng giới tại Phòng khám SHP trong đại dịch COVID-19 năm 2020 - 2021.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến duy trì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) ở nhóm đối tượng trên.
2. Đối tượng: MSM trên 16 tuổi, sử dụng PrEP từ 3 tháng trở lên tại phòng khám SHP, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng số liệu chính của nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 đối với tiếp cận dịch vụ PrEP và những người tham gia PrEP” thuộc Dự án SATREPS do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ
4. Kết quả chính: Trong thời kỳ COVID-19, có 64,8% MSM duy trì sử dụng PrEP và 35,2% MSM không duy trì điều trị PrEP do hết thuốc. So sánh giữa hai nhóm về tình trạng duy trì điều trị PrEP trong đại dịch COVID-19, chúng tôi nhận thấy rằng các khách hàng duy trì điều trị PrEP có độ lớn tuổi hơn, sử dụng cả hai hình thức PrEP, có tiền sử nhiễm viêm gan B và báo cáo có mức độ tuân thủ PrEP trong 30 ngày trước thời điểm tham gia nghiên cứu ở mức cao. Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy độ tuổi lớn hơn, sử dụng PrEP theo cả hai hình thức, báo cáo mức độ tuân thủ PrEP cao trong 30 ngày trước thời điểm tham gia nghiên cứu là yếu tố có liên quan đến duy trì điều trị PrEP trong thời gian COVID-19 bùng phát tại Việt Nam.
Việc cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em là rất quan trọng để ngăn ngừa hậu quả lâu dài của các ca nhiễm COVID-19 nhất là với xuất hiện của các biến thể COVID-19 kháng thuốc, và đặc biệt là ở những nơi khan hiếm nguồn lực. Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sẵn sàng chi trả đối với tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở những người có chuyên môn y tế và cộng đồng.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2022 trên một bộ câu hỏi trực tuyến có sử dụng phương pháp lựa chọn rời rạc (DCE). Cuối cùng có 891 người (86% người tham gia nghiên cứu) từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam đã được đưa vào phân tích.
Kết quả cho thấy, hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều đồng ý tiêm vaccine cho tất cả trẻ em, trong đó những người có chuyên môn về y tế là 76,2% và ở nhóm cộng đồng là 69,3%. Các nhân viên y tế là nguồn thông tin chính về vaccine (70,7%). Các tùy chọn chi trả 50% và chi trả toàn bộ chiếm các tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 28,3% và 26,6%.
Tình trạng có con hoặc mang thai làm giảm sự chấp nhận trong khi sự hài lòng về dịch vụ y tế làm tăng sự chấp nhận. Mối quan tâm về đặc điểm của vaccine làm giảm sự chấp nhận ở những người có chuyên môn về tế và cộng đồng. Gánh nặng chi phí y tế trong quá khứ có tương quan tiêu cực với ý định chi trả cho vaccine, trong khi sự hài lòng về dịch vụ y tế có tương quan tích cực mức chi trả.
Sự mâu thuẫn đáng kể giữa mức độ chấp nhận cao và mức độ sẵn sàng chi trả thấp nhấn mạnh vai trò của thông tin về vaccine và niềm tin của người dân đối với sự an toàn của vaccine. Để xây dựng một chương trình tiêm chủng hiệu quả cho trẻ em tại Việt Nam, cần cung cấp thông tin chính xác và đáp ứng các dịch vụ tiêm chủng, chủ yếu thông qua các nhân viên y tế có hiểu biết và chuyên nghiệp, có thể cải thiện ý định tiêm chủng và chi trả cho vaccine COVID-19.
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện K Tân Triều giai đoạn tháng 5/2021-tháng 6/2021.
2. Mô tả những thay đổi trong kế hoạch điều trị cho người bệnh ung thư phổi trong giai đoạn trên.
Đối tượng: Là người mắc COVID-19 tại Bệnh viện K và người bệnh ung thư phổi bị cách ly tại Bệnh viện K từ ngày 07/5/2021 đến 14/6/2021
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu có sẵn tại bệnh viện
Kết quả: 59 người trong bệnh viện đã dương tính với COVID-19 trong thời gian Bệnh viện K bị phong tỏa. Chủ yếu là người bệnh đang điều trị tại bệnh viện với nhóm tuổi chủ yếu là nhóm trên 60 tuổi (42,4%). 47,5% trong đó có biểu hiện lâm sàng liên quan đến COVID-19 và chủ yếu là các triệu chứng sốt (65,5%), mệt mỏi (17,2%), khó thở và tức ngực (10,3%). Bệnh viện đã ban hành 91 văn bản liên quan đến COVID-19 trước thời gian cách ly y tế và 252 văn bản trong thời gian cách lý y tế. Tại thời điểm cách ly có 2 trường hợp chưa được thực hiện phẫu thuật; trường hợp chưa được thực hiện xạ trị (17,2%); 72 trường hợp có chỉ định điều trị hóa chất thì có 46 trường hợp chưa điều trị đủ (66,7%) và 9 trường hợp có chỉ định điều trị bằng hóa chất nhưng chưa thực hiện (13%).
Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá hoạt động phòng chống lao tại Sơn La trong thời kỳ dịch COVID-19 năm 2020 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại tỉnh Sơn La từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh lao mới mắc trung bình bằng với tỷ lệ hiện mắc trung bình của tỉnh Sơn La là 27/100.000 người dân. Tỷ lệ người bệnh lao phổi là chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với tỷ lệ người bệnh lao ngoài phổi. Tỷ lệ người bệnh lao được quản lý chủ yếu là người bệnh lao mới (>98%). Tỷ lệ người bệnh được điều trị khỏi và hoàn thành nhìn chung chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên giảm so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19 bùng phát. Mặc dù COVID-19 đã gây ra những gián đoạn trong công tác phòng chống lao không nhỏ, nhưng tại đây vẫn cố gắng duy trì công tác phòng chống lao đạt kết quả tốt.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng mắc COVID-19 của hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu cảng hàng không Quốc tế Nội Bài-Hà Nội, GĐ 2020-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu số liệu từ tài liệu, hồ sơ trong các nguồn dữ liệu của hành khách nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài trong 3 năm từ 1/1/2020 tới ngày 31/12/2022.
Kết quả: Có 249 chuyến bay có hành khách mắc COVID-19 trong tổng số 20.355 chuyến bay hạ cánh tại Nội Bài. Số chuyến bay đến Nội Bài nhiều nhất trong cả 3 GĐ ghi nhận từ Châu Á. Trong tổng số 3.021.767 hành khách nhập cảnh, xác định được 669 người bị nhiễm SARS-CoV2 và chủ yếu là người Việt Nam (chiếm 69,1% tổng số hành khách và 80,4% hành khách nhiễm SARS-CoV2 ). Tuy nhiên, tỷ lệ mắc COVID-19/100.000 hành khách khác nhau ở 3 GĐ và ở mỗi chuyến bay đến từ các khu vực khác nhau. GĐ 2 có nhiều làn sóng dịch với tỷ lệ mắc/100.000 hành khách cao nhất trong tháng 6/2021 (1.197 hành khách) và cao nhất ở người có quốc tịch châu Phi (1.471), châu Âu (299), Việt Nam (290) và châu Mỹ (144).
1) Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ tử vong của người bệnh sau khi nhập viện điều trị COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An trong sáu tháng đầu năm 2022 và phân tích một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong của nhóm đối tượng trên;
2) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 3.235 người bệnh sau nhập viện điều trị COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022. Kiểm định Chi bình phương hoặc kiểm định Fisher Exact được sử dụng cho biến định tính và kiểm định Ttest được sử dụng cho biến định lượng để so sánh sự khác biệt. Mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định yếu tố liên quan tới nguy cơ tử vong sau nhập viện điều trị của đối tượng;
3) Kết quả: Tỷ lệ tử vong chung sau nhập viện điều trị COVID-19 là 4,3%. Tỷ lệ tử vong của người bệnh sau nhập viện điều trị COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An là 1,2% và tại Bắc Ninh là 8,2%. Địa điểm điều trị COVID-19 và các chỉ số cận lâm sàng tại thời điểm nhập viện bao gồm tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho < 20%, chỉ số CRP máu ≥ 5 mg/l, chỉ số D-Dimer máu ≥ 500 ng/mlC là những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong của đối tượng. Tiêm hai liều vắc xin cơ bản phòng COVID-19 là yếu tố có liên quan đến giảm bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tử vong do COVID-19;
4) Kết luận: Cần sàng lọc và phát hiện bệnh nhân mắc COVID-19 có các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong, từ đó thực hiện phân loại và chuyển tuyến điều trị kịp thời. Tiêm phòng vắc xin COVID-19 là một trong những biện pháp bảo vệ trước nguy cơ tử vong do COVID-19.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm phân tích thực hành phòng chống COVID-19 trong và ngoài cơ sở y tế của cán bộ y tế tại Bắc Ninh và Nghệ An năm 2022.
Đối tượng nghiên cứu: cán bộ y tế có tham gia các công việc tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 công tác tại các khoa/phòng/đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng bằng bộ câu hỏi tự điền trên 335 cán bộ y tế tại một số cơ sở y tế công lập ở Bắc Ninh và Nghệ An năm 2022, mô tả thực hành phòng chống COVID-19 ở trong và ngoài cơ sở y tế thông qua tỉ lệ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay và tiêm phòng COVID-19.
Kết quả: Tỉ lệ cán bộ y tế sử dụng găng tay dùng một lần, khẩu trang y tế, tấm chắn mặt, áo choàng, khẩu trang N95 và vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc lần lượt là 56,6%, 80,4%, 36,7%, 29,8%, 42,2% và 81,2%. Cán bộ y tế tại Bắc Ninh có tỉ lệ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cao hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tỉ lệ sử dụng tấm chắn mặt: 53,9% tại Bắc Ninh so với 23,2% tại Nghệ An; áo choàng: 42,3% tại Bắc Ninh so với 18,1% tại Nghệ An; và khẩu trang N95: 56,2% tại Bắc Ninh so với 31,2% tại Nghệ An. Tỉ lệ cán bộ y tế tiêm 3 mũi vắc xin trở lên là 95,5%.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả một số bộ công cụ đánh giá hội chứng COVID-19 kéo dài và mô tả thực trạng mắc hội chứng COVID-19 kéo dài đánh giá bằng công cụ SBQTM-LC trên cán bộ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh và Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2021-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 công cụ đánh giá thực trạng hội chứng COVID-19 kéo dài (bao gồm PCFS, C19-YRS/C19-YRSm, ST & IT và SBQTM-LC) được đề cập trong 40 bài báo. Trong đó, SBQTM-LC là thang đo được phát triển dựa trên phương pháp đo lường tâm lý hiện đại Rasch, cung cấp đánh giá toàn diện về mặt triệu chứng, giúp đo lường một các cụ thể và chính xác sự xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ và sự tập trung, mệt mỏi là các tình trạng thường gặp nhất trong nhóm CBYT tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở mức độ nhẹ.
Có một tỷ lệ đáng kể (1,3 - 34,7%) CBYT trải qua các tình trạng rối loạn tâm lý khác nhau. Các triệu chứng/tình trạng gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động thường ngày và chất lượng cuộc sổng của CBYT với 5,1 - 21,5% CBYT gặp phải tình trạng giới hạn các hoạt động thường ngày ở mức rất ít, một chút hoặc nghiêm trọng
Đặt vấn đề: Nhân viên y tế (NYT) có nguy cơ lây nhiễm cao trong phòng chống dịch COVID-19. Sự hỗ trợ NVYT về đào tạo, phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN) và khi mắc COVID-19 là cần thiết trong giai đoạn này. Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang là ba tỉnh thành xuất hiện dịch COVID-19 sớm, diễn biến phức tạp.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ mắc bệnh và sự hỗ trợ NVYT ở ba địa phương khi chống dịch COVID-19 năm 2022.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu được thu thập vào 2022 tại 33 cơ sở y tế (CYST) hệ điều trị và dự phòng tuyến tỉnh, huyện, xã. Chọn chủ đích các CSYT, chọn ngẫu nhiên y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng chống dịch ở các CSYT được chọn, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi về tình trạng mắc COVID-19 và những sự hỗ trợ được nhận trong thời gian chống dịch. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Chi bình phương được sử dụng.
Kết quả: Tổng số NVYT tham gia khảo sát tại ba tỉnh là 418 (Hà Nội: 218; Bắc Ninh: 100; Bắc Giang: 100) với tỉ lệ mắc COVID-19 chung là 69,9% (p<0,01). Tỉ lệ mắc ở Hà Nội là 78%, Bắc Ninh là 64%, Bắc Giang là 58%. Trong những NVYT mắc COVID-19 (n=292), 56,2% thuộc độ tuổi 30-39, 68,2% là nữ, 97,6% tiếp xúc người mắc Covid-10 dưới 2m, 86,6% tiếp xúc người mắc Covid/nghi ngờ mắc tại gia đình, 78,1% mắc khi chống dịch tại cơ quan, 53,1% trực tiếp chăm sóc bệnh nhân F0, 86,6% được cung cấp đồ bảo hộ. Trong tổng số NVYT được khảo sát, 86,4% được cấp găng tay y tế, 84,9% được cấp tấm che mặt, 84,9% được cấp áo bảo hộ, 80,1% được cấp khẩu trang y tế, 73,2% được cấp các PTPHCN trên; 56,2% được tập huấn về tiêm chủng COVID-19 an toàn, 55,0% được tập huấn về chăm sóc người bệnh COVID-19 mức độ vừa và nhẹ, 49,5% được tập huấn sử dụng PTPHCN, 49% được tập huấn chẩn đoán điều trị. Trong tổng số mắc COVID-19, 28,8% được hỗ trợ vật chất, 23,3% được điều trị tại nơi làm việc và 6,2% được điều trị tại bệnh viện COVID-19.
Kết luận: Tỉ lệ mắc COVID-19 ở NVYT năm 2022 ở Hà Nội là 78%, Bắc Ninh là 64%, Bắc Giang là 58%, tỷ lệ mắc chung 69,9%. NVYT được hỗ trợ chủ yếu về các PTPHCN. Cần có phương án sẵn sàng nguồn lực để ứng phó có hiệu quả khi có đại dịch.
1. Mục tiêu của nghiên cứu:
- Mô tả Thực trạng về nhân lực y tế tuyến xã tham gia phòng chống COVID-19 tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021.
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng khi tham gia chống dịch COVID-19 của nhóm đối tượng trên.
2. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ Trạm Y tế xã/phường/thị trấn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Đối tượng: Cán bộ Trạm Y tế xã/phường/thị trấn của 07 tỉnh/thành phố trọng điểm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Kiên Giang.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn bộ câu hỏi
- Cỡ mẫu và chọn mẫu: nghiên cứu này được sử dụng dữ liệu thứ cấp từ đề tài khoa học cấp Bộ Y tế “Đánh giá và dự báo nguồn nhân lực y tế ứng phó có hiệu quả với COVID-19 ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà Nội với chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Lê Minh Giang được thực hiện ở 07 tỉnh/thành phố và 03 trường đại học trong cả nước.
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn với các bước như sau:
+ Bước 1: Chọn tỉnh. Chọn chủ đích 07 tỉnh trọng điểm về tình hình chống dịch năm 2021 trong cả nước: Bình Dương, Kiên Giang, Đắk Lắk, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An.
+ Bước 2: Chọn huyện. Tại mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 2 quận/huyện. Tại mỗi quận/huyện, chọn chủ đích Trung tâm y tế quận/huyện và Bệnh viên đa khoa huyện để tiến hành nghiên cứu.
- Tại mỗi TYT tuyến xã chọn ngẫu nhiên 05 nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu. Tổng 210 trường hợp tham gia vào nghiên cứu.
4. Kết quả
4.1. Thực trạng công tác phòng chống dịch COVID-19 ở tuyến xã tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tại tuyến xã được tập huấn về kiến thức, chẩn đoán, phân loại, xử trí, điều trị bệnh COVID-19 và phòng hộ cá nhân trước khi tham gia chống dịch năm 2021 chiếm tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được tập huấn lại chiếm tỷ lệ khá thấp vào năm 2022. Nhiệm vụ chính của nhân viên y tế tuyến xã chủ yếu liên quan đến lĩnh vực dự phòng. Trong quá trình tham gia chống dịch mức độ lo lắng nhiễm COVID-19 của nhân viên y tế trong năm 2021 chiếm tỷ lệ cao, sự lo lắng đã giảm dần vào năm 2022. Đa số nhân viên y tế đã được chẩn đoán mắc COVID-19 (99,4%), 96,3% nhân viên y tế mắc COVID-19 có triệu chứng, 35,8% có triệu chứng COVID-19 kéo dài, đa số nhân viên y tế đã được tiêm phòng vắc xin COVID-19 (56,7% đã được tiêm 02 mũi vắc xin).
4.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng khi tham gia chống dịch COVID-19 của nhóm đối tượng trên.
Có sự liên quan giữa mức độ lo lắng với sự lo lắng về một số nội dung trong khi tham gia chống dịch giữa các nhóm tuổi. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ lo lắng ở ĐTNC theo giới nữ cao hơn nam giới. Tỷ lệ lo lắng của ĐTNC nữ về khả năng bị nhiễm COVID-19, phơi nhiễm với các trường hợp bị COVID-19 mà không biết, dịch bệnh COVID-19 không được kiểm soát cao hơn khoảng 4 lần so với nam giới.
Có sự liên quan giữa mức độ hài lòng khi tham gia chống dịch giữa các nhóm tuổi. Mức độ hải lòng về hỗ trợ tài chính sau khi tham gia chống dịch và mức độ quan tâm/hỗ trợ của cơ quan địa phương nơi đến chống dịch ở ĐTNC nữ cao hơn ở nam.
* Mục tiêu:
1. Mô tả các dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến các dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2022.
* Đối tượng: Các sản phụ sau sinh được khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với các tiêu chuẩn lựa chọn:
- Sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có cuộc đẻ trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2022 và có lưu thông tin liên lạc tại bệnh viện.
- Độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi.
- Sản phụ trong tình trạng tỉnh táo, có khả năng giao tiếp và hoàn thành bảng hỏi.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu thu thập thực tế 223 đối tượng, phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
* Kết quả chính:
- Trong tổng số 223 sản phụ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ sản phụ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nói chung chiêm 36,3% (điểm EPDS từ 9 điểm trở lên).
- Các dấu hiệu trầm cảm đặc trưng và phổ biến của sản phụ sau sinh lần lượt bao gồm: đôi khi không thể xử lý tốt mọi việc như thường ngày (49,3%), cảm thất buồn phiền đến nỗi phát khóc lên dù không thường xuyên (36,3%), thỉnh thoảng cảm thấy bồn chồn lo lắng vô cớ (36,3%) và cảm thấy những thú vui từ sự việc giảm hơn so với trước (35,0%).
- Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm của sản phụ sau sinh bao gồm: sản phụ trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi có nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh cao hơn so với nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên; những sản phụ sinh từ lần 2 trở lên cũng có xu hướng có dấu hiệu trầm cảm sau sinh cao hơn so với những sản phụ sinh lần đầu; nỗi sợ COVID-19 ở sản phụ sau sinh tăng cao, chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ xã hội kém thì sản phụ có khả năng tăng nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Đại dịch COVID-19 xảy ra đầu năm 2020 và kéo dài hơn 2 năm đã gây ra những xáo trộn tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, trong đó có hoạt động tiêm chủng cho trẻ nhỏ. Để xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến hai tỷ lệ này ở trẻ em 1-2 tuổi tại Hà Nội trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2022 tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 656 hồ sơ tiêm chủng của trẻ em từ 12-36 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn 4 quận huyện (Ba Vì, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Đống Đa) làm mẫu đại diện cho Hà Nội, đồng thời phỏng vấn 656 bà mẹ/người chăm sóc chính của các trẻ này. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, phân tầng không theo tỷ trọng. Kết quả thu được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin trẻ 1 tuổi là 92,4%, tiêm chủng đầy đủ nhắc lại trẻ 2 tuổi là 76,6%. Hai mũi vắc xin không đạt mục tiêu chương trình tiêm chủng là Sởi 1 (94,2%) và Sởi 2 (86,9%). Tỷ lệ tiêm đầy đủ các loại vắc xin ở các huyện ngoại thành cao hơn các quận nội thành. Tỷ lệ tiêm đúng lịch 1 tuổi, 2 tuổi lần lượt là 49,1% và 36,5%. Các yếu tố làm giảm khả năng tiêm chủng đầy đủ 1 tuổi của trẻ là: tổng trẻ dưới 5 tuổi trong gia đình nhiều hơn 1; sống ở khu vực nội thành; điểm hài lòng về cuộc sống trong thời kỳ dịch COVID-19 thấp; điểm tác động tiêu cực của dịch COVID-19 với tiêm chủng thấp. Các yếu tố làm giảm khả năng tiêm chủng đầy đủ 2 tuổi là: Nghề mẹ khác nhân viên văn phòng; khu vực nội thành; quan điểm tiêu cực về tiêm chủng trong thời kỳ dịch COVDI-1 nhiều. Không tìm thấy yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đúng lịch 1 tuổi. Yếu tố làm giảm khả năng tiêm chủng đúng lịch 2 tuổi của trẻ là: Học vấn mẹ từ Cao đẳng, đại học trở lên, nghề mẹ khác nhân viên văn phòng và sống ở khu vực nội thành.
I. Mục tiêu đề tài:
1. Mô tả tác động của đại dịch COVID-19 lên sức khoẻ tâm thần và áp lực công việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tác động của đại dịch COVID-19 lên sức khoẻ tâm thần và áp lực công việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2022.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng: Nhân viên y tế đang làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Bình Giang và 16 Trạm Y tế xã/thị trấn trên địa bàn huyện Bình Giang.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Chọn mẫu toàn bộ
III. Kết quả
1. Tác động của đại dịch Covid - 19 lên sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2022: Kết quả nghiên cứu cho thấy 29,4% đối tượng có vấn đề sức khoẻ tâm thần được quan tâm, 2,7% được chẩn đoán có tình trạng căng thẳng, 1,4% có sức khoẻ tâm thần ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm. Điểm trung bình của “Sự ám ảnh” về COVID-19 là cao nhất (9,02±3,49), tiếp theo là “Sự lảng tránh” (6,43±3,51) và “Phản ứng thái quá” (5,23±3,07). Các nhân viên y tế là nam giới, điều dưỡng, làm việc tại Trung tâm Y tế cơ sở 1 (Khối điều trị), có bệnh nền, sống cùng với gia đình, trang bị bảo hộ mức độ trung bình hoặc thiếu hụt thì có nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn các đối tượng khác.
2. Tác động của đại dịch Covid - 19 áp lực công việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2022: 67,2% đối tượng có áp lực công việc ở mức độ trung bình, 3,4% NVYT có áp lực công việc ở mức độ cao. Điểm trung bình của “Kiệt sức tinh thần” là cao nhất (2,05±1,35), tiếp theo là “Thái độ tiêu cực” (1,46±1,15) và “Thành tích cá nhân” (3,83±1,30). Các nhân viên y tế là nữ giới, trực COVID-19, tuổi nghề >20 năm, cung cấp trang bị bảo hộ mức độ thiếu hụt thì có nguy cơ bị áp lực công việc cao hơn các đối tượng khác.
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 329 nhân viên y tế trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ năm 2022 nhằm xác định tỷ lệ và phân tích một số yếu tố liên quan đến ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần và hậu COVID-19 ở nhân viên y tế. Kết quả cho thấy 33,4% nhân viên y tế có các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó: 2,8% có vấn đề sức khỏe tâm thần cần quan tâm; 3,3% chẩn đoán có căng thẳng; 17,3% bị ảnh hưởng trầm trọng bởi tình trạng căng thẳng. Có 85,7% nhân viên y tế mắc COVID-19, trong đó tỷ lệ tái nhiễm là 17,7%. Có 69,6% nhân viên y tế có các triệu chứng hậu COVID-19. Các triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến là gặp vấn đề về nhận thức (trí nhớ, khả năng tập trung:42,3%); mệt mỏi (41,2%); gặp khó khăn trong giấc ngủ (38,8%); đau cơ, đau khớp (36,9%); ho (35%); đau đầu (33,0%); rụng tóc (26,9%). Các yếu tố dân tộc, mức độ bệnh khi mắc COVID-19, trình độ chuyên môn, nhóm tuổi nghề có mối liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhân viên y tế. Các yếu tố giới tính nữ, mức độ bệnh khi mắc COVID-19, sử dụng thuốc kháng vi rút, vị trí công tác có mối liên quan đến hậu COVID-19 ở nhân viên y tế.
Mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ kháng thể gắn kết và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở người 60 tuổi trở lên tại một số điểm tiêm chủng năm 2021-2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nồng độ kháng thể gắn kết và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở nhóm đối tượng trên.
- Đối tượng: Người dân từ 60 tuổi trở lên tham gia tiêm chủng vắc xin phòng bệnh COVID-19 tại các điểm tiêm chủng thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện dưỡng lão ALH, xã Xuân Quan và Thắng Lợi thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Thiết kế nghiên cứu: thuần tập tiến cứu
- Kết quả:
+ Kết quả định lượng kháng thể sau khi tiêm chủng vắc xin AstraZeneca và Pfizer ở các nhóm đối tượng nghiên cứu cho thấy cả hai loại vắc xin này đều có khả năng sinh kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2.
+ Nồng độ kháng thể đạt đỉnh sau tiêm vắc xin mũi thứ hai 14 ngày, giảm dần đến thời điểm trước khi tiêm mũi thứ ba và sau đó tiếp tục tăng sau liều thứ ba 3 tháng.
+ Có 12,7% đối tượng nghiên cứu nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm mũi 2 vắc xin.
+ Đối với nhóm đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca thì nữ giới có nồng độ kháng thể cao hơn nam giới, đối với nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Pfizer không có sự khác biệt nồng độ kháng thể giữa các nhóm giới tính, tuổi và bệnh lí kèm theo.
+ Nhóm đối tượng nghiên cứu có tình trạng bệnh mạn tính kèm theo có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 sau tiêm chủng cao hơn đối tượng không có bệnh mạn tính.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng về nhân lực y tế tuyến huyện tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một số tỉnh năm 2021
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và hài lòng của nhóm đối tượng nghiên cứu trên
Đối tượng: Nhân viên y tế tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid 19 tại các Trung tâm y tế/bệnh viện quận/huyện ở 7 tỉnh/thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Kiên Giang năm 2021
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Kết quả chính:
1. Thực trạng nhân lực y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 năm 2021
94,7% ĐTNC đều chống dịch tại cơ quan công tác. Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến huyện được tập huấn các kiến thức về bệnh COVID-19 và phòng hộ cá nhân trước khi tham gia chống dịch chiếm tỷ lệ cao.
Nhiệm vụ chủ yếu của ĐTNC khi tham gia chống dich là trực tiếp chăm sóc BN F0. Vì vậy mức độ lo lắng có thể bị phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh là hơn 70%.
Khả năng cung cấp hỗ trợ của địa phương với các trang bị phòng hộ các nhân đếu đạt trên 90%. Hầu như các nhân viên y tế đều không phải sử dụng lại các đồ dùng trong quá trình chống dịch.
73,0% ĐTNC đã mắc COVID-19, bối cảnh mắc là khi tham gia chống dịch với các triệu chứng thường gặp là ho, mệt mỏi, đau họng. 95,9% ĐTNC đã được tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc xin COVID-19.
2. Một số yếu tố liên quan mức độ lo lắng và hài lòng của nhân viên y tế tuyến huyện tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một số tỉnh năm 2021
- Mức độ nản chí vì kết quả công việc có liên quan đến giới tính, thời gian tiếp xúc
- Cảm thấy cô đơn khi xa cách người thân có liên quan đến giới tính, chức danh nghề nghiệp
- Mức độ lo lắng có thể bị nhiễm/phơi nhiễm có liên quan đến chức danh nghề nghiệp, thời gian tiếp xúc
- Mức độ lo lắng dịch bệnh không được kiểm soát có liên quan đến chức danh nghề nghiệp, thâm niên công tác vị trí hiện tại, thời gian tham gia chống dịch
- Yếu tố thời gian tiếp xúc (p = 0,006) có mối liên quan dương với với điểm số lo lắng chung; khi thời gian tiếp xúc tăng lên 1 đơn vị thì điểm lo lắng chung sẽ tăng lên 0,344 đơn vị với 95% KTC (0,098 – 0,590).
- Các nội dung đánh giá sự hài lòng có điểm số giao động từ 2 – 3 điểm
- Chức vụ trong công việc có mối liên quan âm với mức độ hài lòng chung; khi chức vụ trong công việc tăng lên 1 đơn vị thì mức độ hài lòng chung sẽ giảm xuống 2,654 đơn vị với 95% KTC (-4,107 - -1,201).
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ nhân viên Y tế mắc COVID-19 khi tham gia phòng chống dịch tại 07 tỉnh/thành năm 2021 – 2022 và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 62,6% (383/612) nhân viên Y tế từng được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian trực tiếp tham gia phòng chống dịch năm 2021 – 2022. Phần lớn nhân viên Y tế mắc COVID-19 trong bối cảnh tham gia chống dịch tại cơ quan đang công tác (75,8% ở năm 2021 và và 85,5% ở năm 2022). Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 nói chung ở NVYT đạt mức cao và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NVYT đã tiêm ≤ 2, 3 hay 4 mũi vắc-xin phòng COVID-19 (p<0,05). Kết quả phân tích đa biến cho thấy NVYT tham gia trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện, tái sử dụng PPE, trực tiếp điều trị BN COVID-19 ở cộng đồng, lấy mẫu COVID-19 ở cộng đồng, triển khai tiêm vắc xin COVID-19, hỗ trợ tiêm vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỷ lệ mắc COVID-19 ở NVYT. Việc xác định tỷ lệ nhiễm COVID-19 trong nhân viên Y tế cũng như xác định một số yếu tố liên quan là một phần quan trọng để có biện pháp can thiệp nhằm giảm nhẹ hậu quả đối với sức khỏe của nhân viên Y tế trong đại dịch COVID-19.
Mục Tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ NKBV, tác nhân gây bệnh, yếu tố liên quan tới NKBV tại trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai – TP. Hồ Chí Minh năm 2021.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích hồi cứu dữ liệu tiến cứu các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai – TP. Hồ Chí Minh từ 11/8 đến 30/10/2021.
Kết quả: Trong số 1.137 NB nghiên cứu, có 318 NB mắc NKBV với 411 nhiễm khuẩn được phát hiện (28%). Nhiễm khuẩn phổi (n = 294 [71,5%]) và nhiễm khuẩn huyết (n = 74 [18,0%]) là 2 loại NKBV phổ biến nhất. Vi khuẩn đa kháng kháng sinh như Acinetobacter baumannii (31,9%) và Klebsiella pneumonia (25,7%) là những tác nhân gây NKBV phổ biến nhất. Bệnh kèm theo: Bệnh đái tháo đường (OR=1,7; CI95%: 1,2 – 2,4; p < 0,05); Bệnh tim mạch (OR=1,8; CI95%: 1,3 – 2,6; p < 0,05); Các thủ thuật can thiệp: Đặt CPAP (OR=3,3; CI95%: 2,4 – 4,7; p < 0,001); Thở máy xâm nhập (OR=2,6; CI95%: 1,3 – 5,1; p < 0,001); Đặt tĩnh mạch trung tâm (OR=2,5; CI95%: 1,7 – 3,6; p < 0,05); Đặt dẫn lưu bàng quang (OR=4,01; CI95%: 1,7 – 9,5; p < 0,05) là các yếu tố nguy cơ gây NKBV quan phân tích hồi quy đa biến logistic.
|