Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống đuối nước của học sinh Trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 828 học sinh từ khối 6 đến khối 9 đang theo học tại trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024.
Kết quả: Tỷ lệ học sinh tại trường Trung học sơ sở Phạm Hồng Thái, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội có kiến thức tốt về phòng chống đuối nước là 52,7%. Tỷ lệ học sinh có thực hành tốt về phòng chống đuối nước là 34,7%. Có 47,5% học sinh biết bơi, trong đó có 44,7% học sinh thực hành tốt an toàn khi bơi. Khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước, 86,2% học sinh thực hành tốt kỹ năng tự cứu đuối. Tỷ lệ 50,2% học sinh thực hành tốt đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng đường thuỷ. Tỷ lệ học sinh thực hành tốt cứu nạn nhân đuối nước và sơ cấp cứu nạn nhân đuối nước lần lượt là 57,5% và 44,3%.
Kết luận: Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống đuối nước ở lứa tuổi học sinh trung học sơ cở còn thấp. Các chương trình can thiệp về giảng dạy kỹ năng bơi lội và các kỹ năng tự cứu đuối, cứu nạn nhân đuối nước và sơ cấp cứu đuối nước cần được triển khai trong các chương trình sức khoẻ học đường.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
1.1 Mô tả kiến thức, thái độ của giáo viên tiểu học về tật khúc xạ của học sinh ở một số trường tiểu học tại Hà Nội năm 2022.
1.2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của giáo viên tiểu học về tật khúc xạ của học sinh các trường được nghiên cứu.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 8 trường tiểu học thuộc thành phố Hà Nội bao gồm: Trường Tiểu học Ngọc Hà, Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam, Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Trường Tiểu học Nam Thành Công, Trường Tiểu học Times School, Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, Trường Tiểu học Ngô Sĩ Kiện, Trường Tiểu học Ngũ Hiệp.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2022 đến tháng 11/2023.
Trong đó, thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022.
2.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn
Giáo viên dạy tiểu học tại các trường đã được chọn đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ
Các giáo viên vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức cho ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
n = (Z_(1-α/2)^2 . p(1-p))/d^2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu cắt ngang.
Z_(1-α/2)^2: Hệ số tin cậy =1,96 với α=0,05
p: Tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung tốt về tật khúc xạ. Chọn p = 66,3% theo nghiên cứu của Trịnh Quang Trí và cộng sự tại 5 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống tật khúc xạ học đường ở giáo viên tiểu học tại 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2018
d: Mức độ sai số mong muốn: chấp nhận d=0,05.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang là 343 giáo viên, trên thực tế đề phòng mất mẫu chúng tôi chọn số giáo viên nghiên cứu là 378 giáo viên.
- Phương pháp chọn mẫu
Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh phí nên đề tài của chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả các giáo viên tiểu học trong trường đáp ứng tiểu chuẩn lựa chọn và loại trừ của đề tài.
2.5 Tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm kiến thức, thái độ
Bộ câu hỏi được tham khảo từ một nghiên cứu tương tự tại Ethiopia đã được thực hiện trước đó và chỉnh sửa cho phù hợp với nghiên cứu và văn hóa tại Việt Nam.14 Cách tính điểm phân loại kiến thức, thái độ cũng được tham khảo nghiên cứu tại Ethiopia, nghiên cứu của chúng tôi đánh giá kiến thức, thái độ như sau:
- Đánh giá kiến thức: Đối với các câu hỏi về kiến thức, mỗi ý trả lời đúng được tính với số điểm nhất định, trả lời được bao nhiêu ý đúng thì được số điểm tương ứng. Kiến thức của giáo viên tiểu học về tật khúc xạ của học sinh gồm 13 câu (15-27). Mỗi câu có thể có 1 hoặc nhiều ý đúng (Phụ lục 3). Tổng số ý đúng của phần câu hỏi về kiến thức là 27 ý đúng, tương đương với 27 điểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi quy ước kiến thức tốt là khi trả lời được ≥70% số ý đúng (≥70% số điểm).
- Đánh giá thái độ: Thái độ của giáo viên tiểu học về tật khúc xạ của học sinh gồm 5 câu (28-32). Mỗi câu có năm đáp án lựa chọn để giáo viên có thể lựa chọn tương ứng với thái độ của bản thân với mục đích phát hiện và chăm sóc tật khúc xạ của học sinh (Phụ lục 4). Tổng số điểm tối đa của phần câu hỏi về thái độ là 10 điểm. Trong nghiên cứu này chúng tôi quy ước thái độ tích cực là có tổng số điểm thái độ ≥5 điểm, tương đương với các lựa chọn thể hiện mức độ đồng ý (1 điểm) hoặc rất đồng ý (2 điểm).
2.6 Xử lý và phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu, các phiếu điều tra được kiểm tra lại để đảm bảo thông tin đầy đủ và phù hợp.
- Số liệu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
- Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel.
- Với mục tiêu 1: Tính tỷ lệ phần trăm và số trung bình của các biến số.
- Với mục tiêu 2: Tính tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy (95%CI) để tìm mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thái độ của giáo viên tiểu học về tật khúc xạ của học sinh. Nhận định có mối liên
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 19 khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị. Có 249 trong tổng số 270 điều dưỡng của bệnh viện tham gia nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi được xây dựng sẵn.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 68,2% điều dưỡng có kiến thức khá trở lên về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu. Trong đó các kiến thức về chỉ định đặt ống thông tiểu, tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu, kỹ thuật đặt và chăm sóc ống thông tiểu, vệ sinh tay điều dưỡng trả lời khá tốt tuy nhiên phần kiến thức về thời gian lưu ống tiểu còn khá hạn chế. Về thái độ, các điều dưỡng nhìn chung được đánh giá là có thái độ tích cực về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu, tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực là 67,9%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều dưỡng là nữ giới có kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông tiểu tốt hơn 2,06 lần so với nam giới (OR:2,06, 95%CI:1,01-4.21, p<0,05)
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu còn khá hạn chế. Do đó nên tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại một số huyện thuộc tỉnh Kon Tum năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp, đánh giá trên 360 cặp bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi tại 3 huyện Đắk Tô, Kon Plông và Tu Mơ Rông. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số nhân trắc và sử dụng bộ câu hỏi về kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và các yếu tố kinh tế, xã hội của hộ gia đình. Các yếu tố liên quan thu thập thông qua bộ câu hỏi và đánh giá bằng các phân tích thống kê y học. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại 3 huyện khảo sát ở mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 40,3%, tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 24,2% và tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm là 2,8%. Các bà mẹ đa phần có kiến thức và thực hành tốt về dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng chưa tốt về việc cho trẻ ăn dặm (chưa cho trẻ ăn đủ 5/8 nhóm thực phẩm và cần sử dụng dầu/mỡ trong chế độ ăn). Một số yếu tố liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng được xác định bao gồm dân tộc, trình độ học vấn thấp của bà mẹ, gia đình đông con, gia đình gặp tình trạng thiếu lương thực nhiều tháng trong năm, gia đình có khoảng cách xa đến cơ sở y tế và bà mẹ có thực hành chưa tốt về việc cho trẻ ăn dặm. Kết luận: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện nghiên cứu vẫn ở mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Chính quyền và các tổ chức liên quan cần chú ý tới các hoạt động giáo dục và hỗ trợ cho các gia đình nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương.
1. Mục tiêu:
- Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022.
- Mô tả kiến thức, thái độ về phòng ngừa xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế tại bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn tự điền và phiếu giám sát để thu thập số liệu nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2023.
3. Kết quả: Trong tổng số 130 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 77,7% đối tượng có kiến thức đạt về VSTTQ, 92,3% ĐTNC có thái độ tích cực và tỷ lệ tuân thủ VSTTQ là 62%. 76,2% đối tượng có kiến thức đúng và 93,8% đối tượng tham gia nghiên cứu có thái độ tích cực về phòng ngừa, xử trí tổn thương do vật sắc nhọn. Trong 1 năm qua có 46,2% đối tượng tham gia nghiên cứu đã bị tổn thương do vật sắc nhọn, trong đó 60% ĐTNC có thực hành đúng xử trí sau tổn thương. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến kiến thức về VSTTQ của nhân viên y tế. Một số yếu tố như vị trí công tác, thâm niên công tác và giới tính có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa xử trí phơi nhiễm với VSN.
4. Kết luận: Đa số nhân viên y tế tại bệnh viện Châm cứu Trung ương có kiến thức đạt và thái độ tích cực về VSTTQ và phòng ngừa, xử trí tổn thương do vật sắc nhọn. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ thực hành VSTTQ chưa cao (62%). Và khi xảy ra tổn thương do vật sắc nhọn vẫn còn NVYT có thực hành xử trí tổn thương chưa đúng để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi những nguy cơ gây bệnh.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của nhân viên y tế tuyến cơ sở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An năm 2022
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Có 55,6% nhân viên y tế có kiến thức đạt về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe. Trong đó, có 24,5% nhân viên y tế có kiến thức đúng về biểu hiện của biến đổi khí hậu, 22,1% nhân viên y tế có kiến thức đúng về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Có 51,4% nhân viên y tế có thái độ đạt trong việc dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe. Tỷ lệ nhân viên y tế thực hành về dự phòng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe thấp 34,4%. Nhóm nhân viên y tế không đạt về kiến thức có nguy cơ không đạt về thái độ cao hơn gấp 2,05 lần so với nhóm nhân viên y tế có kiến thức đạt (OR = 2,05, p = 0,001). Nhóm nhân viên y tế không đạt về thái độ có nguy cơ không đạt về thực hành cao hơn gấp 4,77 lần so với nhóm nhân viên y tế có thái độ đạt (OR = 4,77, p <0,001).
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế (NVYT) về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế (CTRYT) tại bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La. 136 NVYT tham gia với bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Kết quả: 72,8% NVYT có kiến thức đạt về phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTRYT. NVYT có kiến thức đúng cao nhất về phân loại CTRYT (83,8%) và thu gom CTRYT (88,2%), một số nội dung NVYT có kiến thức đúng chưa cao như lưu giữ CTRYT (63,2%) và kiến thức chung về CTRYT (69,1%). NVYT có thái độ đạt chiếm tỷ lệ khá cao (77,9%). NVYT có thái độ tích cực về ảnh hưởng đến sức khoẻ của CTRYT đạt tỷ lệ cao nhất (99,3%), thấp nhất là thu gom theo biểu tượng của loại chất thải (77,2%). NVYT thực hành đạt thấp (66,9%), thấp nhất ở nội dung “Các vỏ chai, lọ thuốc thủy tinh thải bỏ phân loại vào túi/thùng màu đen”, “Hoá chất dùng trong xét nghiệm hoá sinh, vi sinh” (55,2%; 68,4%).
Tên đề tài:
Kiến thức và thực hành về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì năm 2024.
2. Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì năm 2024.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì năm 2024.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là người bệnh được chẩn đoán xác định mắc ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Ba Vì năm 2024.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người bệnh từ 20 tuổi trở lên.
- Người bệnh được chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì năm 2024.
- Người bệnh có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng đọc, hiểu tiếng Việt và trả lời các câu hỏi của điều tra viên.
- Người bệnh được giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh mang thai.
- Người bệnh có diễn biến bệnh nặng lên phải vào viện điều trị nội trú hoặc có nhiều bệnh lý kém theo phải thực hiện chế độ dinh dưỡng khác.
- Người bệnh đã được điều tra viên tiến hành thu thập thông tin về kiến thức, thực hành dinh dưỡng trong lần khám trước (mỗi bệnh nhân chỉ được lấy thông tin 1 lần duy nhất).
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2023 đến 10 /2024.
Thời gian thu thập số liệu: từ 1/1/2024 đến tháng 30/6/2024.
* Địa điểm
Tại phòng khám nội tiết- Khoa khám bệnh- Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì.
* Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Áp dụng công thức :
n = Z_((1-∝⁄(2) ))^2 (p( 1-p))/d^2
Trong đó:
- n: cỡ mẫu nghiên cứu.
- Z(1- α/2) = 1,96 ( chọn α = 0,05, với khoảng tin cậy 95%, tra bảng ta có Z= 1,96)
- d = Khoảng sai lệch mong muốn, chọn d= 0,05
- p = 0,316 (Tỉ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 không đạt điểm kiến thức dinh dưỡng ở nghiên cứu của Vũ Thị Kim Phượng và cộng sự tại bệnh viện nội tiết tỉnh Lào Cai năm 202245 ).
Vậy cỡ mẫu tính được là 332 người bệnh.
*Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện những người bệnh đúng tiêu chuẩn lựa chọn, cho đến khi đủ cỡ mẫu.
4. Kết luận chính:
Về thực trạng đạt về kiến thức và thực hành của ĐTNC:
Tỷ lệ đạt kiến thức về dinh dưỡng của ĐTNC là 67,2%, tỷ lệ không đạt là 32,8%.
Tỷ lệ đạt thực hành về dinh dưỡng của ĐTNC là 129 ĐTNC chiếm 38,8%, tỷ lệ không đạt là 203 ĐTNC chiếm 61,2%.
Về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dinh dưỡng của ĐTNC:
- Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng học vấn với kiến thức dinh dưỡng của ĐTNC với p > 0,05.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, thời gian mắc ĐTĐ, tình trạng dinh dưỡng (BMI) với kiến thức dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2. Trong đó, nhóm đối tượng có tuổi trên 60, không đạt về kiến thức dinh dưỡng cao gấp 1,79 lần so với nhóm đối tượng có tuổi dưới 60 (OR = 1,79, 95% CI = 1,12- 2,89, p< 0,001). Nhóm ĐTNC có thời gian mắc bệnh ≤ 5 năm không đạt kiến thức dinh dưỡng cao gấp 1,38 lần nhóm có thời gian mắc bệnh > 5 năm (OR = 1,38, 95% CI = 1,05- 2,25 p < 0,001). Nhóm ĐTNC có BMI < 23 không đạt kiến thức về dinh dưỡng cao gấp 2,3 lần so với nhóm có BMI ≥ 23 (OR= 2,3, 95% CI = 1,39 - 2,81).
- Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng dinh dưỡng (BMI) với thực hành dinh dưỡng của ĐTNC với p > 0,05.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, thời gian mắc ĐTĐ và kiến thức dinh dưỡng với thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2. Trong đó nhóm ĐTNC có độ tuổi trên 60 tuổi không đạt về thực hành dinh dưỡng cao gấp 1,68 lần so với nhóm có độ tuổi dưới 60 tuổi (OR= 1,68, 95%CI =1,07- 2,62, p < 0,001). Nhóm ĐTNC có trình độ THCS trở xuống không đạt điể
Tuổi trung bình của thai phụ mắc ĐTĐTK là 32,6 ± 5,1 tuổi, trong đó nhóm 30-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,4%. Trước mang thai, tỷ lệ thừa cân là 21,1%, béo phì là 13%, bình thường là 61,6%. Trong giai đoạn mang thai, số cân tăng trung bình là 0.55 ± 0.3kg/tuần, trong đó tỷ lệ tăng cân thừa so với khuyến nghị là 53%. Tỷ lệ thiếu máu là 8,7%, tỷ lệ tăng triglycerid, tăng cholesterol và tăng LDL-C lần lượt là 85.9, 76.2, 64.9%. Tỷ lệ đạt kiến thức của ĐTNC là 74,1%, không đạt kiến thức là 25,9%. Trung bình tổng năng lượng khẩu phần là 1427.2 ± 319 kcal, trung bình tỷ lệ các chất P:L:G lần lượt là 21,2 : 27,5 : 51,2%. Giá trị trung bình một số chất không sinh năng lượng là: chất xơ 10.9 ± 5.3g, Calci 722.2 ± 307.7mg, Sắt 13.2 ± 7.8mg, Vitamin D 1.58 ± 2.05µg, Folat 296.71 ± 136.91µg, Vitamin C 149.64 ± 78.27 mg, Vitamin B1 1.39 ± 0.45 mg.
Mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học cơ sở Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội Năm 2022.
2. Mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học cơ sở Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội Năm 2022.
Đối tượng:
Học sinh từ 10 - 14 tuổi đang theo học tại trường THCS Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm 2022.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 300 học sinh 10-14 tuổi, trường trung học cơ sở (THCS) Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm 2022 sử dụng phương pháp nhân trắc đánh giá TTDD theo chỉ số Z-score BMI theo tuổi và chiều cao theo tuổi (HAZ) và bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn
Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm (BAZ <-2) là 9,3% trong đó nam (9,9%) và nữ (8,7%); có xu hướng tăng theo tuổi: ở nhóm 11 tuổi là 4,5%, nhóm 12 tuổi là 6,4%, nhóm 13 tuổi là 10,1% và nhóm 14 tuổi là 14,3%. Tỷ lệ SDD thấp còi chung là 5,7%, tỷ lệ thừa cân là 5,0%, béo phì là 0,7%. 84,0% học sinh có kiến thức đúng cho rằng bữa ăn cần có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng. 81% học sinh cho rằng ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Chỉ có 25,7% học sinh cho rằng chất béo là chất dinh dưỡng cung cấp nhiều năng lượng nhất
Tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai có mối tương quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai có mối tương quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của thai phụ trong thời kỳ có thai.
Mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm về kiến thức, thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của phụ nữ có thai 24 và 36 tuần đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2.Mô tả một số đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai 24 và 36 tuần đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Phương pháp: Điều tra mô tả cắt ngang, phỏng vấn 339 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Kết quả: Tuổi trung bình của các thai phụ là 28,8 ± 4,8, trong đó độ tuổi từ 25-35 tuổi chiếm khoảng 65,0% (n=220). Trước khi mang thai, tỷ lệ thừa cân (BMI ≥23) là 1,8% (n=6), tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) là 11,8% (n= 40). Tỷ lệ thai phụ đến khám mang thai ở lần thứ hai cao hơn những thai phụ mang thai ở lần thứ nhất, lần lượt là 50,4 % (n= 171) và 47,8% (n=162). Tỷ lệ thai phụ thiếu năng lượng trường diễn trước mang thai tăng cân nặng đạt chuẩn là 22,5% (n= 9), số thai phụ có BMI bình thường tăng cân đạt chuẩn là 27,6% (n=16). Có 84,3% phụ nữ có thai biết nên đi khám ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai, 72,9% phụ nữ có thai thực hành đúng. Số thai phụ hiểu biết về mức tăng cân đúng trong thời gian có thai là 71,2%. Có 87% trả lời đúng về chế độ ăn tăng lên khi có thai, 78,8% thực hành chế độ ăn tăng lên. Tỷ lệ hiểu biết đúng về chế độ ăn hợp lý (đủ về số lượng và đủ 4 nhóm thực phẩm) là 46%. Số đối tượng cho rằng cần ăn kiêng khi có thai là 34,8%, trên thực tế chỉ có 19% thực hiện ăn kiêng khi có thai. Có 37% bổ sung viên sắt trước khi có thai, 43,7% bổ sung viên sắt trong 3 tháng đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng nghén/không nghén và tăng cân/không tăng cân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số mức tăng cân giữa 2 nhóm này (p=0,01). Tỷ lệ bổ sung sắt đúng /thai phụ có trình độ học vấn trên cấp 3 cao hơn so với nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,02<0,05. Với OR= 2,3, khoảng tin cậy 95% CI (1,3- 4)
Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi tại Phòng khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng năm 2022-2023 và Mô tả kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có con 6-23 tháng tuổi tại Phòng khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng năm 2022-2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với Đối tượng nghiên cứu là các cặp mẹ con với con trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi với thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2022 đến 10/2023 tại Phòng khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện Đào tạo YHDP&YTCC. Cho kết quả tính trạng dinh dưỡng của trẻ, tỷ lệ SDD gầy còm là 9,4%, SDD thấp còi 13,2%, SDD nhẹ cân 11,2%. Đa số bà mẹ có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ và cách để duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài. Phần lớn bà mẹ có kiến đúng về thời gian bắt đầu ăn bổ sung được chọn đúng lên tới 91,6%.Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ, tỷ lệ trẻ đã từng và đang được bú mẹ cao lên tới 96,2%. Tỷ lệ trẻ có sử dụng bình có núm vú 36,5%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p<0,001). Số bữa ăn trung bình trẻ được ăn 3,87±1,3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số bữa ăn ở các nhóm tuổi (p<0,001).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 474 trẻ dưới 24 tháng tuổi và mẹ của trẻ tại phòng tiêm chủng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương nhằm mô tả kiến thức, thực hành nuôi con của các bà mẹ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ được cân đo chỉ số nhân trắc và phỏng vấn bà mẹ bằng bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai và sau sinh tốt, có 98.95% bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên; 80,4% bà mẹ tăng từ 10kg trở lên trong thai kì; thời gian bổ sung vi chất trung bình của bà mẹ là 8 tháng. Về cơ bản kiến thức NCBSM của các bà mẹ tốt tuy nhiên còn một số chênh lệch giữa kiến thức và thực hành. So với trẻ đẻ thường, trẻ đẻ mổ có nguy cơ bú mẹ ngoài 1 giờ sau sinh cao hơn 4,7 lần; nguy cơ ăn ngoài sữa mẹ trước bú lần đầu cao hơn 3,1 lần và nguy cơ ăn ngoài sữa mẹ trong 2 ngày đầu sau sinh cao hơn 3,1 lần. So với trẻ có trọng lượng lúc sinh trên 2500g, những trẻ khi sinh nhẹ cân (<2500g) có nguy cơ bú mẹ ngoài 1 giờ sau sinh cao gấp 3 lần; nguy cơ ăn ngoài sữa mẹ trước bú lần đầu cao hơn 5,3 lần và nguy cơ ăn ngoài sữa mẹ trong 2 ngày đầu sau sinh cao hơn 5,2 lần. Tỉ lệ kiến thức đúng - thực hành tốt về ABS của bà mẹ khá cao. Số bữa ăn theo độ tuổi của trẻ 24 giờ qua phù hợp với khuyến cáo. Một số chỉ số IYCF 2020 đạt tỉ lệ cao như: 99,8% trẻ có khẩu phần ăn đa dạng tối thiểu, 87% trẻ có tần suất bữa ăn tối thiểu. Tỉ lệ SDD thể gầy còm là 2,5%; SDD thể thấp còi là 4,4%; SDD thể nhẹ cân là 2,7%; thừa cân – béo phì là 4,4%. Trẻ có trọng lượng khi sinh dưới 2500g có nguy cơ SDD thấp còi gấp 4 lần, nguy cơ SDD nhẹ cân gấp 11,4 lần trẻ có cân nặng khi sinh từ 2500g trở lên. Trẻ có mẹ tăng dưới 10kg trong thai kì có nguy cơ SDD nhẹ cân gấp 3,8 lần trẻ có mẹ tăng từ 10kg trở lên. Trẻ có mẹ mang thai ăn ít hơn trước khi có thai có nguy cơ SDD gầy còm cao gấp 4,3 lần và có nguy cơ SDD nhẹ cân gấp 6 lần những trẻ còn lại. Trẻ có mẹ nghĩ rằng nên dùng bình/chai thay vì cho trẻ bú mẹ trực tiếp có nguy cơ SDD gầy còm gấp 3,7 lần và có nguy cơ SDD nhẹ cân gấp 4,2 lần trẻ có bà mẹ nghĩ rằng điều này là không nên.
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ thừa cân (TC), béo phì (BP) ở học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2021. 2) Mô tả kiến thức về TC, BP ở học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Học sinh lớp 5 tại trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Chỉ số BMI trung bình của trẻ nam và trẻ nữ lần lượt là 19,0 ± 4,7 kg/m2 và 19,2 ± 3,9 kg/m2 , tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì là 27,2%. Tỷ lệ trẻ có kiến thức về khái niệm thừa cân, béo phì tốt đạt là 59,6%, tỷ lệ trẻ có kiến thức về nguyên nhân thừa cân, béo phì tốt đạt là 57,2%, tỷ lệ trẻ có kiến thức về tác hại của thừa cân, béo phì tốt đạt là 58,0%, tỷ lệ trẻ có kiến thức về cách phòng chống thừa cân, béo phì tốt đạt là 57,6%. Kết luận: Nguy cơ thừa cân, béo phì tăng gấp 9,5 lần (95%CI: 4,73-19,03) ở trẻ có kiến thức chung về thừa cân, béo phì chưa tốt. Việc giáo dục cho trẻ có được kiến thức cơ bản tốt để có được nhận thức và hành vi đúng đắn nhằm mục đích phòng chống thừa cân, béo phì là vô cùng cần thiết
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của phụ nữ ở công ty Cổ phần May 10 năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 259 nữ công nhân. Kết quả: Những nữ công nhân đã từng nhận được nguồn thông tin về phòng và phát hiện sớm ung thư vú (UTV) có kiến thức về phòng bệnh và các phương pháp phát hiện sớm UTV cao hơn 5,9 lần so với nhóm không nhận được thông tin (95%CI: 2,9-11,6; p
Tạp chí Y học cộng đồng
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 151 người nội trợ chính có độ tuổi từ 18 - 60 đại diện cho 151 hộ gia đình tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trong đó, 75 hộ gia đình có người mắc ung thư và 76 hộ gia đình không có người mắc ung thư. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, từ đó phân tích một số yếu tố liên quan về kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giữa 2 nhóm hộ gia đình trên. Tại hai nhóm nghiên cứu trên đối tượng có ung thư và không mắc ung thư, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về kiến thức giữa hai nhóm khá rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
Tạp chí nghiên cứu Y học
Nhân viên y tế có kiến thức và thực hành tốt về phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần quan trọng vào việc khống chế dịch COVID-19 lây lan. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỉ lệ nhân viên y tế tại Việt Nam có kiến thức và thực hành đúng về phòng, chống dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan, năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 21.413 nhân viên y tế trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế trên cả nước theo phương pháp ném bóng tuyết. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức và thực hành đúng phòng, chống dịch COVID-19 lần lượt là 84,4% và 71,4%. Nhân viên y tế nữ, trẻ tuổi, có thâm niên công tác ≥ 10 năm và có nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 thì có kiến thức về phòng, chống COVID-19 tốt hơn. Nhân viên y tế có thâm niên công tác ≥ 10 năm và có nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 thì có thực hành về phòng, chống COVID-19 tốt hơn (p < 0,05)
Tạp chí Y học Việt Nam
Nghiên cứu này nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh tiểu học. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1.116 học sinh tại 4 trường tiểu học của tỉnh An Giang và Thừa Thiên Huế. Sử dụng bảng hỏi để đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng. Tỷ lệ học sinh hiểu biết tốt và khá về bữa ăn hợp lý là 40,8% và thực phẩm lành mạnh là 39,9%. Tỷ lệ học sinh đồng ý với nhận định bữa ăn cân bằng, đầy đủ, đa dạng có lợi cho sức khỏe là 84,5%. Có 9% học sinh ăn thức ăn nhanh >= 4 lần/tuần. Khả năng ăn thức ăn nhanh < 4 lần/tuần ở nhóm có hiểu biết tốt và khá về bữa ăn hợp lý gấp 3,43 lần so với nhóm hiểu biết kém (OR = 3,43;95%CI: 2,06 – 5,73, p = 0,001). Tỷ lệ học sinh hiểu biết về bữa ăn hợp lý và thực phẩm lành mạnh còn
hạn chế. Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và
thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh. Cần cải
thiện kiến thức và nâng cao thực hành về dinh dưỡng
hợp lý cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại
khóa tại trường học.
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Dánh giá kiến thức và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước và sau can thiệp của nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 200 nhân viên y tế trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, với 2.048 cơ hội quan sát vệ sinh tay trước và sau can thiệp tại Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016. Kết quả: Kiến thức của nhân viên y tế sau can thiệp tốt hơn so với trước can thiệp, trong đó, kiến thức về “Tính chất và tình huống cần dùng loại dung dịch phù hợp”, “Thời gian tối thiểu cần thiết mà rửa tay với dung dịch chuẩn chứa cồn giết hết các mầm bệnh là 20 giây”, “Phương pháp rửa tay phù hợp với từng tình huống” tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước và sau can thiệp ở các khoa đều tăng (từ 76,9% tăng lên 96,5%); theo tình huống VST tăng (từ 76,9% tăng lên 94,0%).
Sinh viên Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh hóa là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus Viêm gan B thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại bệnh viện. Họ là những nhân viên y tế tương lai và còn là những người sẽ tư vấn cho cộng đồng phòng tránh lây nhiễm và những hậu quả do virus viêm gan B gây ra. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ sinh viên bác sĩ đa khoa hệ chính quy đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại Phân hiệu Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng lây nhiễm HBV chiếm 63,2%, không đạt chiếm 36,8%; Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, năm học và tìm hiểu về bệnh với kiến thức về phòng lây nhiễm virus viêm gan B. Cần tăng cường tuyên truyền nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và nhắc nhở sinh viên thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B có hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản của sinh viên, học viên học tập tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 - 2022.
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản của sinh viên, học viên học tập tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 - 2022.
Đối tượng: 412 sinh viên (sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng), học viên (bác sĩ, điều dưỡng) đến thực hành tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 02/2022 đến tháng 03/2022
Phương pháp nghiên cứu: dịch tễ học mô tả cắt ngang, nhằm mục đích đánh giá kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản trên nhóm đối tượng học viên, sinh viên đến thực hành tại bệnh viện Nhi Trung ương.
Tóm tắt kết quả: Tỷ lệ học viên, sinh viên có kiến thức tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn chưa cao, chỉ chiếm 46,6%. Nhóm đối tượng đã được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn có điểm trung bình kiến thức cao hơn nhóm chưa được đào tạo là 1,5 điểm và thời gian đào tạo trong vòng 6 tháng trở lại đây thì điểm trung bình cao hơn nhóm đã đào tạo trên 6 tháng khoảng 0,9 điểm. Học viên có kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn tốt gấp 3 lần so với nhóm sinh viên. Trong nhóm học viên, đối tượng có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm lại có kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn so với nhóm có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, gấp 1,87 lần (95% CI 1,24 - 2,82).
|